Tuy nhiên, tỉ lệ kiềm vẫn lên đến 9,6 trên sông Rába và 9,4 tại phụ lưu Mosoni của sông Danube, khu vực gần thành phố Ajka.
Phóng to |
Bản đồ khu vực xảy ra sự cố bùn đỏ ở Hungary - Đồ họa: V.Cường |
Người dân Hungary đòi đền bù vụ tràn bùn đỏLũ bùn đỏ kinh hoàng ở HungaryDanube xanh hóa... đỏ
“Cá đã chết ở nhiều nơi trên dòng chảy chính của sông Danube - ông Dobson Tibor, người phát ngôn Cơ quan Quản lý thảm họa Hungary, thừa nhận - Để cứu hệ sinh thái của dòng sông, chúng ta phải giảm tỉ lệ kiềm trong nước xuống còn dưới 8”.
Các quốc gia xuôi dòng Danube đều đã lên kế hoạch khẩn cấp để ứng phó với nguy cơ bùn đỏ. Chất lượng nước trên sông Danube đang được kiểm tra từng giờ.
Các quan chức Hungary lo ngại bùn đỏ độc hại còn có khả năng gây ra nhiều vấn đề môi trường và y tế nghiêm trọng khác. Trong vài ngày qua, mưa liên tục ở khu vực thành phố Ajka và các vùng lân cận làm bùn đỏ vẫn nhão, nhưng khi thời tiết nắng ấm trở lại, nó sẽ khô và biến thành bụi độc phóng xạ phát tán trong không khí. Quốc vụ khanh phụ trách môi trường Illés Zoltán cảnh báo: “Nếu bùn đỏ khô lại, gió sẽ thổi bụi độc gây ung thư hệ hô hấp của người dân trong vùng”. Dân trong các vùng bị bùn đỏ tràn qua, như chính quyền vừa tuyên bố, sẽ được di tản sớm để ngăn chặn bụi độc tấn công.
Ông Dobson xác nhận hiện toàn bộ sự sống trên sông Marcal chảy qua thành phố Ajka đã bị bùn đỏ hủy diệt. Khi đến thăm làng Kolontár - vùng bị tàn phá nặng nề nhất, ngày 7-10 Thủ tướng Hungary Viktor Orban thừa nhận dân cư các làng Kolontár, Devecser và Somlóvásárhely có thể sẽ phải xây dựng lại cộng đồng ở những nơi khác, bởi các khu vực này bị bùn đỏ tấn công đã “không còn có thể sống được nữa”. Ông cho biết chính quyền cũng tính đến khả năng vùi lấp một số khu vực ở làng Kolontár. “Kim loại nặng là mối nguy hiểm xét về lâu dài” - chuyên gia Figeczky Gábor thuộc Tổ chức WWF cho biết. Chuyên gia Herwit Schuster thuộc Tổ chức Hòa bình xanh quốc tế nhận định nếu trong bùn đỏ có các chất như thạch tín và thủy ngân, toàn bộ hệ thống sông và nước ngầm khu vực sẽ bị nhiễm độc trong thời gian rất dài, có thể là nhiều năm.
Theo báo chí Hungary, Công ty Sản xuất và kinh doanh nhôm Hungary (MAL - chủ Nhà máy Ajka Timföldgyár), được thành lập năm 1995 khi Hungary bắt đầu bán tài sản quốc gia. MAL mua lại ba cơ sở sản xuất nhôm từ chính phủ, bao gồm nhà máy Ajka Timföldgyár. Công ty này xuất khẩu 75% tổng sản phẩm sang Tây Âu. MAL cũng sở hữu hoặc nắm cổ phần nhiều công ty nhôm ở Bosnia, Slovenia và Romania. Chủ sở hữu công ty này là Tolnay Lajos, Petrusz Béla, Bakonyi Árpád và con trai Bakonyi Zoltán. Tất cả họ đều là những tỉ phú thuộc hàng giàu nhất Hungary. Kể từ khi thảm họa xảy ra, tất cả đều tương đối kín tiếng, ít phát biểu tràn lan. Nhật báo Magyar Hírlap (Tin tức Hungary) cho biết Tolnay Lajos từng là đối tác của cựu thủ tướng Gyurcsány Ferenc thời thập niên 1990, khi ông Gyurcsány còn là đại gia trên thương trường. Nhiều chuyên gia công nghiệp Hungary đã lên tiếng kêu gọi chính quyền nên tính đến khả năng cấm hoạt động sản xuất nhôm bởi nó “gây thiệt hại to lớn về môi trường và sinh mạng con người”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận