Ngoại trưởng Maehara cảnh cáo Nhật sẽ có biện pháp cứng rắn nếu phát hiện Trung Quốc triển khai việc khai thác khí đốt tại mỏ này bằng những thiết bị trên. Cựu ngoại trưởng Katsuya Okada ngày 17-9 cho biết vài ngày trước Chính phủ Nhật đã nắm rõ về vụ việc, và yêu cầu Trung Quốc giải thích thông qua những kênh ngoại giao cấp cao. Đáp lại, Bắc Kinh cho biết những thiết bị trên được đưa đến mỏ Xuân Hiếu đế phục vụ công tác “sửa chữa”, tuy nhiên không nói rõ chi tiết vấn đề. “Chúng tôi đồng ý cách giải thích của Trung Quốc nhưng sẽ theo dõi sát tình hình để biết được họ triển khai công việc gì ở khu vực trên” - Ngoại trưởng Maehara nhấn mạnh.
Lực lượng phòng vệ Nhật công bố những bức ảnh chụp quá trình Trung Quốc vận chuyển thiết bị đến mỏ khí đốt. Cựu ngoại trưởng Okada cho biết Tokyo vẫn chưa xác nhận sẽ bắt đầu khoan tại mỏ khí đốt trên, nếu Trung Quốc tiến hành khai thác là vi phạm cam kết giữa hai quốc gia về việc cùng khai thác mỏ khí đốt.
Tháng 6-2008, Trung Quốc và Nhật đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về việc hợp tác khai thác dầu khí tại biển Hoa Đông dưới hình thức các công ty Nhật tham gia cổ phần vào liên doanh khai thác hai mỏ dầu khí Xuân Hiểu và Long Tỉnh. Tuy nhiên, hai bên chưa thỏa thuận được chi tiết về tỉ lệ đầu tư.
Phản ứng trước vấn đề trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du ngày 18-9 nhấn mạnh: Trung Quốc có chủ quyền và thẩm quyền hoàn toàn về mỏ khí đốt Xuân Hiếu.
Liên quan đến vụ tàu Mân Tấn 5179 bị bắt ở gần đảo Senkaku, cùng ngày hơn 100 người Trung Quốc đã biểu tình trước Đại sứ quán Nhật tại Bắc Kinh đòi thả thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận