Nắng nóng đã gây ra hơn 50 vụ cháy trong một tháng qua làm thiệt hại hơn 86.000ha rừng ở nước này.
Tính đến nay Nga đã có hơn 2.000 người chết đuối khi đi tránh nóng ở các hồ bơi và sông suối, số người này thiệt mạng do đi bơi trong lúc đã uống rượu. Chính quyền Mátxcơva khuyến cáo người dân nên ở nhà trong thời điểm nắng nóng và mang khẩu trang khi phải ra đường.
Phóng to |
Người dân Matxcơva tránh nóng bằng cách đến đài phu nước tắm - Ảnh:Reuters |
Theo cơ quan phụ trách các vấn đề khẩn cấp ở Nga, hiện có 20 khu vực của nước này đang bị hạn hán nghiêm trọng. Tính đến nay khoảng 1/5 diện tích trồng lúa mì của Nga đã bị hư hại nặng nề. Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã ra lệnh chi 827 triệu USD cho công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả đợt thiên tai này
Chỉ đêm qua, đã có 5 người, trong đó có một lính cứu hỏa, thiệt mạng do cháy rừng, hàng trăm người khác bị thương, trong đó 20 người. Tại tỉnh Vôrônét, diện tích các đám cháy rừng đã lên tới 3 nghìn hécta, gần 280 ngôi nhà bị cháy khiến hơn 500 người mất nhà cửa.
Tại tỉnh Riadan, hỏa hoạn đã thiêu rụi hơn 50 ngôi nhà tại 4 ngôi làng, hàng nghìn người phải sơ tán. Tỉnh Nigiegôrốt bị thiệt hại nặng nề nhất với nhiều ngôi làng hầu như bị cháy trụi, hơn 1 nghìn người phải sơ tán. Còn tại tỉnh Vôngagrát, một đám cháy rừng lớn đã thiêu rụi 550 hécta rừng thông 40 tuổi.
Phóng to |
Một vụ cháy ở Mátxcơva do nắng nóng - Ảnh:Reuters |
Phóng to |
Khói dày đặc khiến bầu không khí Matxcơva bị ô nhiễm nặng - Ảnh: Xinhua |
Ban tham mưu tác chiến thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã họp khẩn cấp ngày 30-7 với sự tham dự của đại diện Bộ Tài nguyên, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông và các bộ, ngành liên quan và thông qua quyết định tăng thêm lực lượng và phương tiện để dập lửa tại các tỉnh nói trên.
Tại cuộc họp cũng đưa ra những đề xuất về chi trả tiền đền bù cho các nạn nhân trong những vụ cháy rừng từ quỹ dự phòng của chính phủ cũng như thông qua quyết định trợ giúp cho các nạn nhân như thu xếp chỗ ăn ở, cung cấp lương thực thực phẩm và dịch vụ y tế.
Ít nhất 29 người chết và 7 người mất tích trong lũ lụt ở tỉnh Cát Lâm trong vòng 4 ngày (25-7 đến 28-7). Hơn 254 người đã được sơ tán và 21.875 tòa nhà trong toàn tỉnh này đã bị sập. Chỉ tính riêng ở huyện Vĩnh Cát có đến 27 người chết do bị lũ cuốn, hai người khác ở thành phố Song Dương. Mưa liên tục trong hai ngày 27 và 28-7 đã nhấn chìm nhiều khu vực trong biển nước cao bằng tòa nhà ba tầng, trong cùng ngày lượng mưa ở huyện Vĩnh Cát đo được 200mm.
Phóng to |
Người dân thành phố Cát Lâm được sơ tán khỏi vùng lũ ngày 28-7 - Ảnh: Xinhua |
Trong khi đó đập Tam Hiệp, con đập lớn nhất Trung Quốc đang đối mặt với đỉnh lũ lịch sử. Theo tập đoàn đập Tam Hiệp, con đập này đang oằn mình chịu áp lực nước mạnh nhất từ trước đến nay. |
Lưu lượng nước tính đến ngày 29-7 chảy qua đập Tam Hiệp đã lên đến 56.000m3/giây, mực nước trong đập đã lên đến 158m, chỉ thấp hơn mức tối đa 10%.
Hiện các vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử đang đối mặt với nguy cơ lũ lụt nặng nề khi đập Tam Hiệp phải tiếp tục xả lũ để giảm áp lực nước, bảo toàn cho con đập. Tính đến nay lũ lụt ở Trung Quốc đã làm thiệt mạng 928 người, 477 người mất tích, hơn 875.000 căn nhà đã bị sập và hơn 8,76 triệu hecta hoa màu bị hư hại hoàn toàn.
Pakistan hứng trận lũ tồi nhất 100 năm
Phóng to |
Trực thăng sơ tán nạn nhân lũ ở Pakistan ngày 29-7 - Ảnh: AP |
Trong một diễn biến khác, ít nhất 113 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương do lũ lụt gây ra tính đến ngày 30-7, đây được đánh giá là trận lũ tồi tệ nhất 100 năm qua ở Pakistan.
Ngày 29-7, cơ quan khí tượng Pakistan ghi nhận mưa rất lớn và kéo dài ở tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa, hàng ngàn người trong khu vực này phải sơ tán khẩn cấp. Thời tiết ở khu vực bị lũ đang rất xấu gây trở ngại cho công tác cứu hộ, máy bay trực thăng tiếp cận vùng lũ rất khó khăn do mưa rất to và gió lớn. Ước tính có hơn 50.000 bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra ở tỉnh Baluchistan.
Phóng to |
Lũ lụt gây ngập lớn ở Pakistan - Ảnh: AP |
Hai quận Swat và Malakand thuộc tỉnh Peshawar bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 91 người thiệt mạng, trong đó riêng quận Malacan có tới hơn 60 người, phần lớn bị chết do sập nhà hoặc chết đuối.
Lụt lội còn cuốn trôi nhiều ngôi nhà, cửa hiệu, phá hủy hàng nghìn hécta hoa màu và buộc hơn 30.000 người ở Pêsaoa phải sơ tán.
Tại khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát có ít nhất 22 người chết và hơn 30 người bị thương do hàng chục ngôi nhà bị sập. Phát biểu tại cuộc họp báo tối 29-7, thủ hiến bang này, ông Sardar Atique Ahmed cho biết tình hình lụt lội rất nghiêm trọng, thậm chí có thể xấu hơn nữa vì mực nước của hầu hết các con sông đều dâng cao trên mức bình thường. Theo ông, trận lụt này có thể nghiêm trọng hơn trận lụt năm 1991 từng làm gần 150 người thiệt mạng.
Khu vực Thái Bình Dương có thể đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ khí hậu La Nina khắc nghiệt. Điều này đồng nghĩa với khả năng xảy ra nhiều bão hơn ở Đại Tây Dương, trong khi mùa Đông ở miền nam nước Mỹ sẽ ấm và khô hơn, làm tăng nguy cơ hỏa hoạn ở các bang Florida và California. Cục Khí tượng Australia cho biết nhiệt độ tại một số khu vực gần xích đạo ở Thái Bình Dương hiện thấp hơn mức trung bình khoảng 1 độ C. Các tính toán trên máy tính cũng dự báo rằng khu vực trung tâm Thái Bình Dương sẽ tiếp tục mát mẻ trong những tháng tới và năm 2010 có thể được coi là năm La Nina. La Nina là dạng thời tiết mát mẻ ở khu vực Thái Bình Dương gần xích đạo, xảy ra theo chu kỳ 3-5 năm/lần và thường kéo dài từ 9-12 tháng. La Nina thúc đẩy các điều kiện cần thiết để hình thành bão ở Đại Tây Dương. Tập đoàn WSI Corp chuyên sản xuất các phần mềm dự báo thời tiết, dự báo rằng trong năm 2010, thời gian bão hoạt động mạnh nhất là từ tháng 8 đến tháng 10. Trái với La Nina, hiện tượng El Nino khiến thời tiết ấm lên vào năm ngoái được cho là một nguyên nhân làm mùa bão Đại Tây Dương 2009 trở thành một trong những mùa ít bão nhất kể từ năm 1997. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận