16/04/2010 17:42 GMT+7

Kỳ tích cứu người trong động đất ở Thanh Hải

MỸ LOAN (Theo Tân Hoa Xã, Chinadaily, Reuter, AFP)
MỸ LOAN (Theo Tân Hoa Xã, Chinadaily, Reuter, AFP)

TTO - Số người chết trong trận động đất 7,1 độ richter ở huyện Ngọc Thụ (Thanh Hải) đã lên đến 791 người, 294 người còn mất tích và hơn 11.486 người bị thương, trong đó 1.176 người còn nguy kịch.

TTO - Số người chết trong trận động đất 7,1 độ richter ở huyện Ngọc Thụ (Thanh Hải) đã lên đến 791 người, 294 người còn mất tích và hơn 11.486 người bị thương, trong đó 1.176 người còn nguy kịch.

Trong không khí tang thương hoảng loạn khi dư chấn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt đang gây trở ngại cho việc cứu hộ và đe dọa đến tính mạng của những nạn nhân bị thương nặng, đã xuất hiện những kỳ tích về sự sống xuất phát tự sức mạnh nội của con người.

Trung Quốc: 760 người chết do động đấtĐộng đất tại Trung Quốc, 400 người chếtTrung Quốc: Hoang tàn sau động đấtĐộng đất dữ dội ở Trung Quốc: gần 600 người chết, 10.000 người bị thương

F38mr3B8.jpgPhóng to
Một nạn nhân được cứu sống và chuyển đến Thành Đô chữa trị - Ảnh:Reuters

Tay không cứu học sinh

Câu chuyện cảm động thầy cứu trò đang được lan truyền trong huyện Ngọc Thụ. Toàn bộ giáo viên của trường tiểu học số 3 Ngọc Thụ với đôi tay trần và cuốc xẻng thô sơ đã đào bới suốt đêm 14-4 để dọn quang đống đổ nát của ngôi trường này, cứu sống 61 học sinh bé nhỏ của họ. "Nhưng chúng tôi đã không cứu kịp 34 em khác khi đào đến nơi các em bị chôn vùi”, một giáo viên với đôi tay rướm máu nghẹn ngào kể lại và anh cho biết họ sẽ tiếp tục đào bới cho đến lúc tìm được các học sinh khác còn bị chôn vùi.

Danh sách học sinh sinh viên và giáo viên của huyện Ngọc Thu tăng lên từng giờ, tính đến ngày 16-4 đã có 103 học sinh và 12 giáo viên tử nạn, 38 người mất tích và 684 người khác bị thương. Những người còn sống sót đang trú ngụ trong lều được dựng ở các sân trường hoặc khu vực đất trồng gần trường học.

“27 học sinh khác được cứu thoát khỏi đống đổ nát, các em bị thương khắp người, nhưng chúng tôi không có thứ gì trong tay, kể cả bông băng để cứu chữa các em. Vẫn còn nhiều em bị chôn vùi”, Nyima Gyaltsen hiệu trưởng trường này cho biết.

“Khi động đất xảy ra bọn trẻ đang ngồi trong các lớp học ở tầng một của trường, một số ngồi quanh đó, khi trường bị sập các em không chạy kịp”, ông Văn Minh, hiệu phó của trường này, cho biết thêm.

ZVUSUDPa.jpgPhóng to
Đào bới bằng tay không cứu người sáng 16-4 - Ảnh:xinhua

Trong khi đó, ở trường kỹ thuật dạy nghề dân tộc thiểu số Ngọc Thụ, giáo viên và các sinh viên thoát chết đã cùng lực lượng lính cứu hỏa cũng với tay không đã đào bới suốt đêm khu trường ba tầng bị sập cứu được 17 học sinh. “Khoảng 20 em đang kẹt dưới đống đổ nát”, Trương Hiểu Khâm, nhân viên cứu hộ khu vực này, cho biết. Họ cần xe cẩu loại lớn để di dời các mảng bê tông khổng lồ mới mong tìm kiếm được những người bị mắc kẹt khác.

Hai lần sinh con trong động đất

Sản phụ Bora, 38 tuổi, sinh con ngay trong nền đất của căn lều tạm ở thị trấn Kết Cổ sau loạt dư chấn đầu tiên. Bora cho biết hai con của cô đều sinh tra trong thời khắc động đất, đứa đầu lòng sinh ra vào ngày 12-5-2008 khi động đất Tứ Xuyên xảy ra. Hai em bé khác cũng được sinh an toàn trong sân của bệnh viện Ngọc Thụ sau hàng chục cơn dư chấn đầu tiên. Bà Hàn Huệ Anh, giám đốc bệnh viện này, nghẹn ngào cho rằng đây là những sự sống hiếm hoi được sinh ra trong thời khắc tang thương của vùng Ngọc Thụ.

Ngày 16-4, ở khu dân cư thị trấn Kết Cổ xuất hiện những kỳ tích khi đội cứu hộ cứu sống một phụ nữ người Tạng bị chôn vùi dưới đống đổ nát sau 49 giờ. Người phụ nữ này được phát hiện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Ngay sau đó 14 phút, một bé gái 13 tuổi được cứu thoát khỏi phần bị sập của khách sạn Ngọc Thụ, bé gái này bị thương nhẹ.

Trong khi mặt đất vẫn còn rung lắc do dư chấn thì những mầm sống cũng xuất hiện ở vùng bị nạn. Chiều cùng ngày xảy ra động đất 14-4, những em bé đầu tiên ra đời trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết lẫn thiếu thốn điều kiện y tế nghiêm trọng.

Đêm thứ hai giá rét

Hàng ngàn nạn nhân bị thương và thoát chết đang phải chịu đói rét bên ngoài trời giá rét trong điều kiện thiếu lương thực và thuốc me trầm trọng, nhiệt độ ở Ngọc Thụ đang âm dưới 0 độ C.

Những người thoát chết trong gang tất kể lại câu chuyện đau thương của gia đình họ, “Gia đình tôi có 10 người, nhưng chỉ bốn người thoát chết, sáu người còn lại đang còn dưới đống đổ nát”, Samdrup Gyatso, 17 tuổi, vừa đào bới gạch đá từ ngôi nhà hai tầng đã đổ nát của anh để tìm kiếm người thân vừa kể.

"Tôi đã mất chồng và toàn bộ nhà cửa, giờ chúng tôi không biết làm gì vì chúng tôi không còn gì để ăn”, bà Gandan, cư dân thị trấn Kết Cổ (Jiegu) cùng con trai và con gái đang sống trong căn lều tạm cùng nhiều người khác, nói. Lang thang khắp các con đường cùng con gái bốn tuổi, bà Sonaman nói trong nước mắt rằng gia đình 10 người bà đã chết trong động đất.

"Chỉ còn vài tòa nhà còn sót lại, người chết ở khắp nơi trong đống đổ nát”, Pierre Deve, người Pháp đang làm cho một hội từ thiện ở thị trấn Kết Cổ (Jiegu) mô tả.

Chống chọi với giá rét và thiếu oxy, lực lượng cứu hộ và tình nguyện viên đang đào bới đống đổ nát để cứu người bằng tay không và cuốc xẻng. Đội ngũ y tế đang dựng lều dã chiến để cứ chữa cho các nạn nhân trong lúc chờ đợi lượng hàng cứu trợ đến vùng bị nạn

EKPyynlY.jpgPhóng to
Những người sống sót sống giữa đống đổ nát - Ảnh:Reuters

Hy vọng sống sót đang ngày càng mong manh đối với những nạn nhân còn đâu đó dưới đống đổ nát khi thời điểm "72 giờ cơ hội vàng" đối vớnhững người bị chôn vùi đang dần trôi qua. Trong khi phương tiện cứu hộ quá thô sơ, lính cứu hỏa, quân đội, cảnh sát và người dân đang phải dùng những gì họ có trong tay như cuốc xẻng, và tay không để đào bới hơn 15.000 ngôi nhà đã bị sập hoàn toàn để cứu người. Khoảng 40.000 chiếc lều, 240.000 quần áo chăn màn đã được đưa đến vùng bị nạn

Kẹt đường, dư chấn gây thêm khó khăn

Tính đến sáng 16-4, 500 người bị thương được chuyển đến các bệnh viện của thành phố Tây Ninh (Thanh Hải), Thành Đô (Tứ Xuyên) và Lan Châu (Cam Túc) để chữa trị. Máy móc chuyên dụng đã đưa đến khu vực động đất nhưng vẫn chưa vào được khu vực bị thiệt hại nặng nề là thị trấn Kết cổ (Jiegu) và làng Nhật Ma do đường bị tắt và dư chấn liên tục.

Khoảng 700 nhà sư đến từ Cam Tư (Garze), tỉnh Tứ Xuyên cũng đang nỗ lực tham gia cứu hộ. “Chúng tôi đã cứu được nhiều người từ đống đổ nát, nhưng chỉ có năm người trong số họ còn sống, chúng tôi không có dụng cụ gì ngoài đôi tay của mình”, sư Neume Dorje cho biết.

Tình trạng thiếu thuốc men và nơi chữa trị cho người bị thương đang rất nghiêm trọng, 40 người bị thương phải chen chúc trong những chiếc lều được dựng lên trong sân bệnh viện huyện Ngọc Thụ vốn đang quá tải vì số người bị thương quá nhiều.

Bà Hàn Huệ Anh, giám đốc bệnh viện huyện, cho hay 260 nhân viên của bệnh viện đang dồn lực cứu chữa cho các bệnh nhân, nhưng dường như không kịp. Khu chữa bệnh chính của bệnh viện này đã bị hư hỏng nặng nên các bệnh nhân phải nằm ngoài sân. Nhật Báo Trung Quốc cho biết điều kiện thiếu oxy sẽ khiến cho những nạn nhân vừa được cứu thoát khỏi đống đổ nát tử vong do tắt mạch máu và gây hỏng thận của bệnh nhân.

MỸ LOAN (Theo Tân Hoa Xã, Chinadaily, Reuter, AFP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên