22/04/2004 06:01 GMT+7

Lênin sống mãi!

TACHIANA AVERCHENKO (bình luận viên báo Sự Thật) và ALEKSEI PRIGARIN( nhà báo)
TACHIANA AVERCHENKO (bình luận viên báo Sự Thật) và ALEKSEI PRIGARIN( nhà báo)

TT - Ngày 22-4, hàng triệu người trên thế giới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Vlađimir Ilich Lênin, nhà lãnh tụ, người thầy, người đã phát triển sáng tạo học thuyết Marx và Engels.

KmYyeiwa.jpgPhóng to
Dòng người vẫn đến viếng lăng Lênin
TT - Ngày 22-4, hàng triệu người trên thế giới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Vlađimir Ilich Lênin, nhà lãnh tụ, người thầy, người đã phát triển sáng tạo học thuyết Marx và Engels.

Vlađimir Ilich Lênin được người lao động Nga đặc biệt trân trọng. Người Nga thấu hiểu và ghi nhớ công lao của Lênin đối với thắng lợi của cách mạng, đối với việc thành lập Liên bang Xô viết và thanh toán tình trạng lạc hậu thế kỷ của nước Nga. Dưới đây là hai ví dụ.

Giới trẻ Nga ngày nay khó hình dung được nước Nga trước cách mạng đã sống dưới ánh nến ra sao, vậy mà kế hoạch của Lênin về điện khí hóa đã từng dẫn tới việc tăng sản lượng điện lên 860 lần!

Trong nước Nga sa hoàng lạc hậu, số người Nga không biết đọc, biết viết lên tới hơn 70%, nhưng lời kêu gọi nổi tiếng của Lênin đối với thanh niên: "Học, học nữa, học mãi!" đã dẫn đến hơn 60% người dân có trình độ học vấn trung và cao cấp ở Liên Xô!

Nhiều thập niên đã trôi qua. Những năm 1990 đặc biệt không dễ dàng cho những người cộng sản Nga. Có những thế lực đã làm tất cả những gì có thể để bôi đen lý tưởng cộng sản, tất cả quá khứ của Liên Xô và trước tiên là hình ảnh của V.I.Lênin.

Ở một số nơi, các tượng đài của người bị xâm hại, nhiều lần người ta đã yêu cầu chính quyền cải táng thi hài Lênin và đóng cửa lăng Lênin trên quảng trường Đỏ. Và mỗi lần như vậy, những thế lực ấy đã phải lui bước do vấp phải sự phẫn nộ của đông đảo quần chúng lao động Nga và sự phản đối của dư luận xã hội tiến bộ trên thế giới.

Phong trào bảo vệ Lênin xuất hiện như lời đáp lại những mưu đồ này. Ngay trong năm 1990, các công dân Liên Xô đã thành lập hội "Lênin và tổ quốc" mà tới nay hoạt động không chỉ trên lãnh thổ Nga mà còn ở Kazakhstan, Ukraine và một số nước cộng hòa Xô viết cũ. Trong số các hoạt động của hội có việc ấn hành báo chính trị, bảo vệ các tượng đài và bia tưởng niệm Lênin.

Đặc biệt nổi tiếng là tờ báo độc lập Trung thành với Lênin. Chủ biên tờ báo cho rằng nhiệm vụ của mình không chỉ là truyền bá di sản Lênin, mà còn là thực hiện lý tưởng của ông trong cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay.

Quĩ bảo vệ lăng V.I. Lênin thì có một vai trò thực tiễn lớn lao. Khi nhà nước đình chỉ tài trợ phòng thí nghiệm khoa học chuyên nghiên cứu việc ướp xác và bảo vệ toàn vẹn thi thể V.I.Lênin, quĩ đã tổ chức quyên góp thường xuyên để bảo đảm công việc này được tiếp tục.

Trong những năm qua, hàng nghìn người cộng sản cũng như các công dân không đảng phái đã đóng góp những phương tiện khiêm tốn của mình cho công việc chung này.

Tất cả những việc nêu trên và nhiều việc làm khác cũng chính là điều mà Lênin vẫn nói: "sự sáng tạo nghiệp dư của quần chúng". Và việc đó đã diễn ra bên cạnh công việc đồ sộ về nghiên cứu, tuyên truyền và phát triển tư tưởng Lênin, đang được các tổ chức cộng sản tại Nga và các nước cộng hòa khác thực hiện.

Kết quả hiển nhiên: ý đồ dẹp bỏ lăng Lênin nay đã bị gạt bỏ, và hơn thế nữa, nhà nước đã nối lại công việc bảo quản của mình.

Dòng người tới viếng Lênin vẫn không ngớt, và vào ngày sinh của ông, vào những ngày lễ cách mạng, lăng Lênin lại được điểm tô bởi rừng hoa của những tổ chức cánh tả và những người Nga bình dị.

TACHIANA AVERCHENKO (bình luận viên báo Sự Thật) và ALEKSEI PRIGARIN( nhà báo)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên