Phóng to |
Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê - Ảnh: TRUNG UYÊN |
Giáo sư minh họa thông điệp ấy bằng phương pháp dạy dỗ của người cô thứ ba trong gia đình bên nội - người hi sinh cuộc đời, thay thế cha mẹ của giáo sư đã mất sớm - chăm lo cho giáo sư và các em.
Giáo sư Trần Văn Khê xúc động kể: “Cô Ba không bắt ép chúng tôi làm chuyện này chuyện nọ mà thường khuyên lơn, dạy dỗ, cắt nghĩa. Những lời dạy bảo của cô cũng chính là kim chỉ nam cho tôi suốt cuộc đời, để tôi có thể sống an nhiên tự tại, không ân hận điều gì”.
Cha mẹ nên ứng xử thế nào khi con đến tuổi yêu là thắc mắc của không ít người. Giáo sư tiếp tục “tư vấn” bằng những trải nghiệm của bản thân: “Cô Ba không chỉ quan sát chuyện ăn uống, học hành, nghỉ ngơi của tôi mà còn chú ý cả tiếng đờn của tôi. Năm 1941, trong thời gian tôi chuẩn bị rời Sài Gòn ra Hà Nội học thuốc, cô rất lo lắng vì suốt những năm học nội trú, tôi như con nhộng nằm trong kén, nay chuẩn bị ra ngoài đời".
Khi nghe tôi khảy đờn, cô bảo tiếng đờn ấy rất gợi tình và không quên dặn dò: “Khi ra Hà Nội, con đờn chơi mà có ai đó cảm tiếng đờn, muốn kết chặt tình thương, nhưng con thấy tình yêu ấy không dẫn đến hôn nhân thì hãy tìm cách lánh xa. Con có quyền yêu, song hãy để tình yêu ấy thúc đẩy sự học và đã yêu thì hãy yêu chân thật, không bao giờ gian dối, để dầu có chia tay cũng không phải ân hận”.
Những thông điệp giáo dục ấy được giáo sư tiếp tục lĩnh hội và thực hiện khi đảm đương vai trò làm cha: không dùng roi vọt mà cảm hóa bằng lời lẽ, thậm chí làm thơ để dạy con, dạy bằng cả cái tâm, bằng cả tình thương...
Trong ứng xử vợ chồng, thông điệp được giáo sư nhấn mạnh là “vợ chồng đối xử nhẹ nhàng với nhau, xem nhau như tân khách. Hãy học cách thích nghi với bạn đời chứ không phải muốn bạn đời thích nghi với mình”.
Trong khuôn khổ chuyên đề, khán giả cũng có dịp tìm hiểu “công thức làm bánh tình yêu” do thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia cơ sở TP.HCM) truyền đạt. Các nguyên liệu làm nên “chiếc bánh tình yêu” gồm: tình bạn, sự thủy chung, tình yêu, sự thành thật, thương yêu, tha thứ, tôn trọng, hi vọng, âu yếm chăm sóc, niềm tin, nụ cười và... một ít xa cách.
Để làm ra thành công “chiếc bánh tình yêu” không thể thiếu sự tỉ mỉ, chăm chút, theo dõi sát sao từng “công đoạn”. Và một thông điệp quan trọng được các khán giả đồng thuận: “Bánh này phải do hai người cùng làm và chỉ dành cho hai người ăn. Cần ăn bánh này mỗi ngày với sự độ lượng”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận