27/10/2003 06:30 GMT+7

Một người lãnh đạo gương mẫu

VŨ KỲ
VŨ KỲ

TT - Sáng 26-10, lễ kỷ niệm 22 năm ngày mất đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, đã được CLB Truyền thống kháng chiến TP.HCM tổ chức tại Bảo tàng TP.HCM. Dịp này, Nhà xuất bản Trẻ cũng phát hành tập sách Nguyễn Văn Kỉnh - sáng ngời nhân cách cộng sản. Đây là ấn phẩm ghi lại dấu ấn của Nguyễn Văn Kỉnh từ khi ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1932 đến cuối đời (26-10-1981).

Kỷ niệm 22 năm ngày mất đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh

lF9GmGyK.jpgPhóng to
Từ trái sang: đồng chí Bùi Văn Dự, Nguyễn Văn Kỉnh, Thạch Cang (tháng 3-1950)

Tuổi Trẻ xin giới thiệu (lược trích) bài viết Nhớ mãi anh Tư Nguyễn Văn Kỉnh - người lãnh đạo gương mẫu của Nam bộ kháng chiến (tác giả Trần Quang Lê) trong tập sách này.

Anh không bao giờ tự nói về mình, ở anh luôn toát lên phong cách của một con người hiền hậu, khiêm tốn, vui vẻ, gần gũi. Anh gần cán bộ đến mức mỗi khi tiếp xúc với anh, không ai có cảm giác mối quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa cấp trên và cấp dưới. Anh sống tự nhiên, không bao giờ kiểu cách, phô trương.

Xuất thân từ một gia đình trí thức, lại là dân Tây như anh Phạm Ngọc Thạch, Phạm Ngọc Thuần... nhưng anh chống Tây quyết liệt và rất sớm. Anh sinh năm 1916, tham gia Thanh niên cộng sản liên đoàn năm 1932, vào Đảng năm 1938. Cuộc đời của anh thường gắn với công tác báo chí và tuyên huấn.

Anh là cây viết báo lớn: báo Thanh Niên Đỏ (năm 1932), báo L’Avant Garde, Dân Chúng (trong Mặt trận Dân chủ 1937 - 1939), báo Giải Phóng (1941), báo Cứu Quốc của Việt Minh (1945), tạp chí Mácxít, báo Thống Nhất, báo Nhân Dân Miền Nam (kháng chiến chống Pháp).

Anh viết rất nhanh, cũng như anh Nguyễn Văn Nguyễn. Trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nội dung cần viết đã được sắp xếp trong đầu óc anh. Ban ngày anh giải quyết các công việc. Ban đêm anh hạ bút chỉ chừng 30 phút là xong.

Anh cũng chuyên làm công tác tuyên huấn. Sau Nam kỳ khởi nghĩa, anh tham gia xứ ủy và phụ trách công tác tuyên truyền. Trong kháng chiến chống Pháp, anh phụ trách công tác tuyên huấn. Tập kết ra Hà Nội, anh làm phó trưởng ban tuyên huấn Trung ương Đảng...

Eq4I38SG.jpgPhóng to
Bìa tập sách Nguyễn Văn Kỉnh - sáng ngời nhân cách cộng sản
Anh ham học hỏi, đọc sách báo. Sự hiểu biết của anh rất sâu rộng. Lý luận của anh luôn luôn gắn với thực tiễn. Ít khi anh phô trương từ ngữ kinh điển Mác - Lênin. Lý luận của anh nằm ngay trong các vấn đề mà anh giải quyết và rất toàn diện: vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo, công tác mặt trận, công tác người Hoa, người Khơme vùng giải phóng ở cơ sở, vùng bị tạm chiếm...

Anh bị Pháp bắt tới bốn lần. Năm 1935, bị hai cán bộ khai báo nên anh bị kết án 1 năm tù giam, chống án chuyển thành 18 tháng án treo. Thời Mặt trận Dân chủ 1938-1939, anh bị bắt giam hai lần về tội viết báo chống đế quốc, rồi được thả. Năm 1941 bị bắt và bị kết án tử hình với đồng chí Nguyễn Văn Tiếp, Phan Văn Khỏe, Ngô Liên về tội âm mưu tổ chức cuộc khởi nghĩa Nam kỳ lần thứ hai. Đấu tranh được giảm xuống án chung thân.

Ra tù sau đảo chính Nhật, anh tham gia cướp chính quyền ở Nam bộ và phụ trách Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 10-1945, anh được cử vào Xứ ủy Nam bộ.

Tại Đại hội II của Đảng (1951) anh được bầu làm ủy viên Trung ương Đảng, cùng các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp. Cả sáu đồng chí lập thành Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Lê Duẩn làm bí thư.

Trong công tác xây dựng Đảng, anh luôn chú ý tới việc làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Anh lấy việc giáo dục làm chính, kết hợp với việc đấu tranh phê bình, tự phê bình. Anh luôn nhắc nhở cán bộ phải tránh xu hướng tả, hữu khuynh, phải sát thực tế, xuống cơ sở mà làm việc, tránh quan liêu giấy tờ, ngồi nhà mà suy diễn làm báo cáo. Đối với cán bộ đầu ngành, anh luôn nhắc nhở không được gia trưởng, anh hùng.

Trích sổ tang đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh

Có đến xem ảnh anh càng nhớ Bác Hồ!

Có nhiều người chết nhưng không mất.

Nhớ như một tấm gương.

Qua cửa sổ, lăng Bác Hồ tràn đầy ánh sáng và sức sống!

Nhiều đồng chí vẫn tưởng anh còn mãi mãi...

VŨ KỲ

(Văn phòng Hồ Chủ tịch)

Thương nhớ anh vô cùng, anh Kỉnh ơi!

Ban Tuyên huấn trung ương còn ghi sự có mặt của anh, đồng chí phó ban trong buổi đầu sau khi thắng giặc Pháp và bắt đầu đánh giặc Mỹ.

Đau xót, đoàn đại biểu Ban Tuyên huấn trung ương kính chào vĩnh biệt anh.

(Ban Tuyên huấn Trung ương)

Trong phê bình và tự phê bình, ít khi anh “dao to, búa lớn”, mà nói ít lời, nhẹ nhàng, sâu sắc, dí dỏm. Một lần trong hội nghị Xứ ủy mở rộng với các ban của Đảng, đồng chí Lê Đức Thọ phê bình đồng chí T. muốn đề nghị với ban, ngành, sở, đoàn thể mỗi khi họp phải mời ban tổ chức đến dự với lý do có quan hệ với vấn đề cán bộ. Anh Sáu nói khá dài, đến anh Tư chỉ nói vài câu: “Chỉ nên đến dự những cuộc họp cần thiết có liên quan đến xây dựng Đảng, nếu dự cả thì lấy thời gian đâu mà cứ đi họp hoài, đừng làm cán bộ encyclopédie (bách khoa)”.

Đến giờ giải lao, tôi ra ngoài nghỉ, thấy đồng chí T. tựa gốc cây khóc. Tôi bảo: “Anh Tư nói thế không phải à”. Đồng chí T. nói: “Đúng, nhưng mình ấm ức vì chữ encyclopédie (bách khoa) chứ thật sự không oán trách anh Tư”.

Cũng như vậy, trong nhiều cuộc họp anh Tư nói ít nhưng rất sâu sắc. Cán bộ thấy thấm thía, tiếp thu mà không trách anh Tư. Tuy vậy, đối với một số cán bộ được nhắc nhở, giáo dục nhiều lần vẫn cứ tái phạm, anh vẫn thẳng thắn thi hành kỷ luật.

Về phương pháp công tác, vì anh là ủy viên thường trực của Xứ ủy rồi của T.Ư Cục nên cán bộ các ban, ngành, sở, đoàn thể thường xuyên đến xin ý kiến anh. Anh luôn chăm chú nghe, trao đổi, giải thích, tiếp thu rồi chỉ đạo rất sâu sắc, toàn diện chúng tôi, từ công tác người Hoa, Cao Đài, Hòa Hảo, trí thức, địa chủ yêu nước, công tác của công đoàn, nông hội, thanh niên, phụ nữ, Công giáo, người Khơme...

Tập kết ra miền Bắc, anh làm phó trưởng ban tuyên huấn của Trung ương Đảng, rồi được cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Liên Xô. Về nước anh được cử làm phó trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng, bí thư Đảng đoàn ban công tác quốc tế nhân dân.

Anh rất giản dị, tình cảm, gần gũi cán bộ. Cứ thứ bảy, chủ nhật là anh mượn xe đạp ở văn phòng T.Ư thăm các đồng chí trước đây làm việc với anh ở Nam bộ.

Việc anh ra đi thật là đột ngột, bàng hoàng đối với chúng tôi, tuy đã biết rằng anh lắm bệnh. Chúng tôi cảm thấy hụt hẫng và thương nhớ vô cùng một người anh, một người thầy có đức độ tuyệt vời, chan hòa, cởi mở, khiêm tốn, lại có trình độ sâu sắc toàn diện.

VŨ KỲ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên