02/08/2013 18:41 GMT+7

Tại sao đàn ông phải "độc quyền" tình phí?

KHOA ĐĂNG  
KHOA ĐĂNG  

TTO - Ngay sau tâm sự Tình vỡ vì chàng quá "keo", nhiều bạn đọc tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng việc phái mạnh chi trả "tình phí" thể hiện sự galăng, nhưng cũng có ý cho rằng như thế chưa thật công bằng, nhất là trong hoàn cảnh bị "viêm màng túi".

Liệu cách ứng xử nào là phù hợp, thỏa đáng trong câu chuyện tình phí? Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc theo dõi ý kiến của bạn Khoa Đăng và cùng chia sẻ quan điểm riêng về chủ đề này.

Tình vỡ vì chàng quá "keo"Cứ lúc tính tiền là anh "giả chết"Tình phí “cưa” đôi!

KkwGivGt.jpgPhóng to
Tại sao con trai phải "độc quyền" tình phí khi chúng tôi đôi khi cũng rất eo hẹp tiền nong? - Ảnh minh họa: từ blogspot

Vì đều là sinh viên, đều xài tiền gia đình hoặc đi làm thêm kiếm tiền chi tiêu lo cuộc sống ở đắt đỏ ở Sài Gòn nên bạn bè tôi, những người kinh tế gia đình khó khăn, đều ngại yêu bởi khoản tiền vô hình ấy cứ đội lên nếu bạn gái của mình không tinh ý. Thế là nhiều mối tình đẹp bỗng đứt nửa chừng vì tiền nong.

Thời gian đầu khi chàng trai "cưa cẩm" cô gái thì có thể chàng sẽ chủ động trả, nhưng khi đã thành đôi tình nhân, đã chính thức nói lời yêu nhau thì việc hiểu và thông cảm khó khăn tiền nong là điều cần thiết. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết khéo léo trong việc thanh toán tiền, làm đôi bên cảm thấy lúng túng khó chịu.

<?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Lúc tính tiền giả vờ rút ví chậm, nghe điện thoại, đi toilet... là những chiêu mà các chàng trai dù không muốn nhưng vẫn phải làm khi trong bóp không đủ tiền, hoặc khoản tiền như thế khá cao, sao cô gái không tinh ý “hợp tác xã” với bạn bè?

Hành động đó cũng có thể là ẩn ý của chàng trai rằng việc chia đôi tiền là cần thiết, hay “lần trước anh bao em rồi mà!”. Như thế đâu gọi là “kẹo”? Con trai thường ngại nói trực tiếp, nên chỉ có thể hành động hoặc ngầm nói cho con gái biết như thế.

Bọn con trai chúng tôi thường đùa “không có tiền đừng nghĩ đến chuyện yêu đương làm chi cho mệt”. Tôi không có ý là khi yêu con trai hay con gái sẽ bao hết, hay yêu đương sẽ rất tốn kém. Nếu hiểu nhau, yêu nhau chẳng lẽ vụ “tình phí” quan trọng đến vậy?

Tôi không thích gọi đó là “tình phí” vì đó là khoản phí cần thiết để mang lại niềm vui cho đôi bên. Các cô gái cũng muốn thể hiện với bạn bè mình có người yêu thế này thế kia... hay đơn giản chỉ là tự hào, vô tư rủ bạn bè mình đi ăn uống cùng.

Nếu “sòng phẳng” quá sẽ chạm tự ái của con trai, nhưng nếu cứ “hào phóng” như thế, cả tháng nhịn đói hay ăn mì tôm, gọi điện thoại cầu cứu bạn bè, vay mượn là chuyện thường với bọn con trai. Nói ra những điều này không phải để than vãn mà để hiểu và thông cảm cho nhau.

Nếu chàng trai dư dả tiền bạc thì “tình phí” có thể không quan trọng lắm. Giờ đây tôi cũng chẳng lo về mặt tiền nong nhiều nên việc trả cho bạn gái chẳng có gì to tát. Thế nhưng nếu cứ liên tục như thế, chàng trai sẽ nghĩ mình bị lợi dụng.

Nghe các câu chuyện tình cảm mà cô gái cứ lợi dụng chàng trai để thỏa sức ăn chơi, mua sắm, cốt chỉ để lợi dụng người yêu của mình, thấy mà chạnh lòng. Yêu là hai trái tim đồng điệu, cùng sẻ chia. Việc “sòng phẳng” là cần thiết, tránh bị “đau”.

Sau này tốt thì tình yêu có thể tiến đến hôn nhân, không may có thể chia tay nửa đường, nhưng cả hai sẽ không thấy nợ nhau ít nhất là về chuyện tiền nong, quà cáp. Nếu chàng trai quá hào phóng, bao người này người kia, liệu các cô gái có muốn lấy làm chồng? Biết đâu sau này khi lấy về, anh ấy vẫn sẵn sàng chi trả khoản lớn tiền để bao bạn bè, lúc ấy lại bảo anh ấy sống phóng khoáng, không lo nghĩ đến gia đình vợ con?

Tùy vào kinh tế mà ta sẽ lựa chọn những chỗ hẹn hò phù hợp với túi tiền nhưng vẫn đảm bảo lãng mạn, vui vẻ. Nếu đôi bạn tài chính không khá giả, vẫn có thể hẹn hò ở bờ sông hay đến các công viên, ăn uống ở các quán bình dân, vỉa hè. Lãng mạn với chi phí vừa phải hoặc lâu lâu đến những nơi “sang”. Sau này khi đi làm có thể thoải mái hơn trong chi tiêu, thưởng thụ sau cũng được.

Tiếc thay, nhiều bạn bè của tôi vì sĩ diện nên dù khó khăn cứ mượn người này người kia để "ra oai" với bạn gái, rồi việc học sa sút vì vấn đề tiền nong cứ quẩn quanh. Thế rồi các cuộc hẹn hò giảm dần.

Làm sao giải bài toán “tình phí”? Bạn không thể giải một mình bài toán này. Nếu chàng trai hay cô gái có chênh lệch quá lớn về tài chính thì cần phải có người hạ mình xuống một chút để đi ăn chơi cùng người yêu ở quán phù hợp, tránh để người kia tự ái về tài chính. Trường hợp chàng trai tài chính khá giả, sao cứ “kẹo” cứ muốn cưa đôi làm chi?

Với tôi, nếu người yêu khó khăn thì việc dẫn người yêu đi ăn chơi, mình bao tiền cũng là chuyện thường, chẳng có gì phải bàn. Việc này không cần phân biệt nam hay nữ.

Bạn có tư vấn gì cho bạn gái trong câu chuyện Chàng ơi sòng phẳng làm chi? Người yêu của bạn có sòng phẳng chuyện tiền nong với bạn?

Mời bạn đọc chia sẻ những ý kiến, trải nghiệm của riêng bạn với chủ đề này. Bài viết gửi về email tinhyeuloisong@tuoitre.com.vn (vui lòng gõ có dấu tiếng Việt, có đầy đủ thông tin tác giả).

KHOA ĐĂNG  
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    T\u00ecnh v\u1ee1 v\u00ec ch\u00e0ng qu\u00e1 "keo", nhi\u1ec1u b\u1ea1n \u0111\u1ecdc tranh lu\u1eadn v\u1edbi nhi\u1ec1u \u00fd ki\u1ebfn tr\u00e1i chi\u1ec1u. C\u00f3 \u00fd ki\u1ebfn cho r\u1eb1ng vi\u1ec7c ph\u00e1i m\u1ea1nh chi tr\u1ea3 "t\u00ecnh ph\u00ed" th\u1ec3 hi\u1ec7n s\u1ef1 gal\u0103ng, nh\u01b0ng c\u0169ng c\u00f3 \u00fd cho r\u1eb1ng nh\u01b0 th\u1ebf ch\u01b0a th\u1eadt c\u00f4ng b\u1eb1ng, nh\u1ea5t l\u00e0 trong ho\u00e0n c\u1ea3nh b\u1ecb "vi\u00eam m\u00e0ng t\u00fai"." />