25/02/2013 04:11 GMT+7

Sách nuôi dưỡng tâm hồn

HÀ THANH
HÀ THANH

TT - Những bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, biên tập viên Quỳnh Hương, blogger Joe - Dâu Tây, nhạc sĩ Quốc Bảo... giúp bạn thêm trải nghiệm về sách và điều kỳ diệu mà sách đem lại.

TT - Những bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, biên tập viên Quỳnh Hương, blogger Joe - Dâu Tây, nhạc sĩ Quốc Bảo... giúp bạn thêm trải nghiệm về sách và điều kỳ diệu mà sách đem lại.

Sách hay thuộc về người cần nóCuốn sách nhỏ về một người vĩ đạiNhững người phụ nữ “bé” mà không “nhỏ”<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

lBdoBKQs.jpgPhóng to
Gần 58.000 bản sách đã được bán ra tại đường sách TP.HCM năm 2013 - Ảnh: Minh Đức

Theo biên tập viên truyền hình Quỳnh Hương, sách vượt trội hơn mọi phương tiện giải trí khác ở chỗ: đưa người đọc vào thế giới tưởng tượng tuyệt đẹp vô tận, không thể khám phá hết.

Ám ảnh ngọt ngào

“Quyển sách thay đổi cuộc đời” là dự án do Công ty điện tử Samsung phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ và Công ty văn hóa Phương Nam thực hiện; là một phần của dự án “Thư viện thông minh” được Samsung thực hiện từ năm 2011, xây dựng tủ sách ở các trường học nhằm cổ động giới trẻ và cả cộng đồng đọc sách, tiếp thu tri thức từ sách để nâng cao giá trị bản thân, sống có ích, sống đẹp và cống hiến nhiều hơn cho cuộc sống. Dự án còn nhằm quyên sách cho trẻ em vùng sâu: mỗi quyển sách bạn mua từ nhà sách Phương Nam (trong tháng 1 và 2-2013), Samsung sẽ tặng một quyển cho “Thư viện thông minh”.

Với blogger Joe - Dâu Tây, The elements of style (Những thành tố của phong cách) đưa anh từ nỗi hoang mang khi phát hiện cả quãng thời gian đi học toàn đặt dấu sai chỗ, sang "cơn nghiện" những dấu câu đến chỗ bén duyên với văn chương một cách ngọt ngào.

Với nhà sử học Dương Trung Quốc, Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch thật sự đã dẫn ông vào đời, hướng tới cái khao khát tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử đúng với giá trị thật của nó.

Bốn cô con gái nhà bác sĩ March Jane Eyre là một phần kết tinh hạt nhân tình cảm để biên tập viên truyền hình Lê Ðỗ Quỳnh Hương gắn bó gần 13 năm với chương trình Thay lời muốn nói. Và thói quen đọc sách là cách để chị tự giải tỏa áp lực và tìm lại cân bằng cho cuộc sống. "Mỗi lúc quá căng thẳng, tôi gác mọi thứ sang một bên, ôm sách đọc. Ðọc xong, tôi mới bình tâm lại để làm việc tiếp", chị Lê Ðỗ Quỳnh Hương nói.

Còn hoa hậu Ngô Phương Lan cho rằng thông điệp từ câu chuyện The alchemist (Nhà giả kim) cứ dần thẩm thấu và tăng thêm cho chị niềm tin vào cuộc sống: ở đâu trong cuộc đời này cũng có xấu tốt đan xen; hãy tin rằng điều tốt đẹp sẽ mạnh hơn cái xấu. Phải biết học hỏi, chấp nhận hi sinh, kiên trì khổ luyện sẽ có ngày đi đến thành công, không thể khác được. Vấn đề là có đi mới có đến.

Doanh nhân Trần Ðăng Khoa cho rằng quyển sách Simple steps to impossible dreams (Những bước đơn giản đến ước mơ) đưa anh đến với quan niệm con người mất tự do bởi bản thân họ không dám cho mình quyền được sống tự do và giúp anh không ngại thực hiện những ước mơ lớn hơn.

Riêng người tự nhận mình "không mê sách" - ca sĩ Hồ Trung Dũng, Predictably Irrational (tạm dịch là Những điều phi lý trí mà chúng ta có thể lường trước được) mở ra cho anh góc nhìn lạ hơn về cuộc sống và dẫn nguồn để anh tự lý giải nhiều khúc mắc tồn tại bên trong chính mình và với người xung quanh.

Đông tay thì vỗ nên kêu

Với các khách mời đã có gia đình và con cái, việc họ hướng con đến với sách là một hành trình không đơn giản. "Tôi từng nghĩ rằng một đứa bé cứ cầm cuốn sách lên là đã tốt lắm rồi, sách nào không quan trọng. Nó có thể không nhận được bài học cuộc đời gì từ trong ấy, nhưng sẽ thu hoạch vài ba chữ mới, vài ba kiểu cấu trúc câu, vài ba cách diễn đạt, vài ba hình ảnh" - nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói. Tuy nhiên, chị băn khoăn: "Liên quan đến phương pháp giáo dục đã đành, việc cổ động đọc sách còn phụ thuộc bối cảnh xã hội. Trẻ nít ở làng còn phải đi tát cá, mót khoai, xúi chúng đọc sách trong khi bụng sôi rột rột thì hơi kỳ cục".

Cũng nói về việc quảng bá văn hóa đọc, chị Quỳnh Hương chia sẻ: "Nếu ngày càng nhiều người cổ động cho việc đọc sách thì tôi tin rằng những người chưa đọc sách sẽ không bàng quan dài lâu đâu... Mặt khác, tôi nghĩ không thể ép người khác đọc sách được". Theo chị, mỗi người sẽ tự tìm đến quyển sách theo nhu cầu bản thân giống như cây cối thường hướng tán lá về nơi chúng cần. Vì vậy, một trong những cách cổ động văn hóa đọc là nên thuận theo thị hiếu và nâng cao thị hiếu của người đọc vào việc viết, xuất bản và quảng bá. "Sách không có phân biệt sang - hèn, tùy vào gu thẩm mỹ và cảm nhận của mỗi người mà thôi. Một cuốn sách giúp người đọc rút ra được giá trị nhân văn, làm cho cuộc sống họ vui hơn, tốt đẹp hơn, hoàn thiện ở một hình thức nào đó... tôi cho rằng cuốn sách đó đạt giá trị hướng thiện", chị nói.

Về vấn đề này, nhạc sĩ Quốc Bảo đưa ra lời gợi ý: "Ðể một người từ chưa yêu việc đọc trở nên yêu nó, không đơn giản là hô hào. Phải từng bước tập cho người ta biết quý sách, nâng niu sách rồi mới dần dần yêu đọc. Nhà trường là nơi tốt nhất cho việc hướng dẫn này, báo chí và gia đình sẽ phụ vào. Thiết nghĩ không một sớm một chiều mà được, phải kiên nhẫn lắm... Việc đọc dù thế nào cũng vẫn tồn tại, không đọc sách in thì thay bằng sách điện tử. Tôi nghĩ quan trọng hơn cả là hành động đọc, còn đọc trên phương tiện gì không thành vấn đề".

Chút băn khoăn cho sách Việt

Nhiều năm qua, văn học Việt Nam nói chung và sách nói riêng chưa có tiếng nói đủ sức thuyết phục văn đàn thế giới. Nhưng có lẽ ít bạn đọc biết rằng nhuận bút tác giả của một quyển sách hiện nay chỉ vài triệu đồng, như lời của một tác giả đang ăn khách. Thử hỏi nhà văn Việt Nam có thể yêu mãi và sống nổi với ngòi bút của mình? Có lẽ thực trạng đó không chỉ là sự chia sẻ của bạn đọc với các nhà văn Việt Nam mà còn là một vấn đề xã hội cần đặt ra thông qua dự án “Quyển sách thay đổi cuộc đời”...

HÀ THANH

HÀ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên