Phóng to |
Niềm vui của thí sinh sau giờ thi môn Văn tại Hội đồng thi Trường đại học Sài Gòn sáng 9-7 - Ảnh: Như Hùng |
Có nhóm bạn khác thì tỏ vẻ ghét tôi ra mặt bằng những câu bóng gió châm chọc, hơn một lần họ đứng trước mặt tôi và nói: "Trên đỉnh vinh quang chỉ có dấu chân của 2 loại người, một là anh hùng thực sự đi lên bằng chính đôi chân của mình, hai là loại cơ hội bò sát, mà cậu... là loại thứ hai đấy!".
Dù là được bạn học đối xử như thế nào đi chăng nữa thì tôi cũng không hề tự mãn hay bực dọc vì những nghĩ suy mang tính chất ngoài cuộc của họ. Bởi không ai trong chúng ta thực sự hiểu được lẽ sống của một người khác hoàn toàn với bản thân mình cả!
Vấn đề rất dễ hình dung: Nếu bạn là một người không hoàn hảo, bản thân bạn có quá nhiều khuyết điểm và tỳ vết, nhưng bạn lại thành công hoặc có một vị thế xã hội cao hơn khá nhiều người. Vậy thì ắt hẳn bạn không thể tránh khỏi những thị phi ghen tị, thậm chí họ phủ nhận hoàn toàn mọi nỗ lực của bạn trong cuộc sống và không ngần ngại khoác cho bạn tấm áo choàng đen sẫm mang tên kẻ cơ hội.
Những ngày này, truyền thông đưa tin nhiều về chuyện thi đại học. Đọc được đề thi Văn khối C có câu nghị luận xã hội: "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích. Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu", đã gợi nhắc cho tôi rất nhiều điều từng xảy ra trong quá khứ. Từ lúc tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, cho đến khi bước ra cuộc sống, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải biết nắm bắt cơ hội, để làm giàu cho tương lai.
Có hay không sự khác biệt giữa người không bao giờ để cơ hội tuột khỏi tay và kẻ cơ hội? Tôi nghĩ tất cả chỉ là sự kỳ thị ám sâu vào ngôn từ. Trong khi hành trình sống là sự lựa chọn của từng cá nhân. Mỗi người tồn tại với những mục tiêu hoặc lý tưởng rất khác nhau và từ đó họ tự ý thức để tìm cho mình những phương tiện phục vụ cuộc sống hiệu quả nhất. Tôi cho rằng việc một người giỏi nắm bắt khi cơ hội vừa chợt đến không có gì là thiếu chân chính. Nó chỉ khác ở điểm họ quá lanh lẹ để không biết đến tính từ "kiên nhẫn" đồng nghĩa với việc phải chờ đợi hay bỏ qua cơ hội bao nhiêu lần thì mới đạt được mục đích?
Căn nguyên của câu chuyện này đối với tôi chỉ gói gọn trong từ "giải pháp". Như Bill Gates đã từng nói: "Tôi thường chọn những nhân viên lười biếng để giao những phần việc khó khăn. Bởi họ chính là những người luôn tìm ra cách giải quyết công việc nhanh gọn nhất". Chuyện chỉ đáng bàn luận khi đặt hai chủ thể: Kẻ cơ hội và người chân chính bên cạnh khái niệm đạo đức của xã hội hiện hành. Chắc chắn sẽ có kẻ cơ hội tử tế và người chân chính khờ khạo trong sô bồ của cả triệu cách sống.
Đường dài - đường ngắn, đường tắt - đường vòng, cứ đi rồi cũng sẽ đến được đích. Nhưng hãy thành thật với lý trí, bạn thích cách sống của kiểu người nào hơn?
* Mời bạn tiếp tục thảo luận về vấn đề này. Ý kiến gửi về tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cám ơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận