Thêm clip giải bài tập thể ở Bắc GiangĐổi mới thi cử để chống tiêu cựcVì sao người trẻ quay lưng với sự trung thực?
Thực chất, ba yếu tố chính để tạo ra nền tảng giáo dục ở một con người luôn là: nhà trường, gia đình và xã hội.
Vì vậy, không kể tới những em vốn thiếu ý thức học tập, thì phần lớn sự thiếu trung thực của học sinh trong thi cử đều do cả ba yếu tố trên tác động.
Được mở ra từ ngày 10-6-2012, diễn đàn “Khi người trẻ quay lưng với sự trung thực” đã nhận được hàng trăm ý kiến đóng góp của bạn đọc là thầy cô giáo, sinh viên - học sinh, phụ huynh... Họ cũng chính là những người trong cuộc, vì nhiều áp lực khác nhau đã có liên quan đến vấn đề gian lận trong thi cử, dẫn đến sự quay lưng của không ít người trẻ với sự trung thực. Sau số báo hôm nay, chúng tôi xin kết thúc diễn đàn này. Diễn đàn tuy đóng nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đón nhận những ý kiến đóng góp của bạn đọc nhằm xây dựng một nền giáo dục Việt vững mạnh và trung thực. |
Họ không băn khoăn tại sao phẩm chất, tính cách của con đang bị đe dọa để tìm cách uốn nắn, mà chỉ lo lắng khi thấy kết quả học tập của con bị ảnh hưởng.
Tôi cũng có dịp trò chuyện với một số học sinh giỏi bị bắt khi đang quay cóp. Các em đều cho biết bản thân rất hối hận, nhưng sẽ vẫn quay cóp khi lâm vào tình huống “bắt buộc” (không thuộc hết bài do quá nhiều kiến thức) bởi sợ kết quả thi làm cha mẹ thất vọng. Các em luôn nỗ lực bằng mọi giá để chạy theo kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô. Các em chấp nhận hi sinh tính trung thực để có được sự hài lòng từ người lớn. Theo tôi, đó vẫn là những học sinh ngoan, chỉ có điều chưa được người lớn định hướng đúng đắn. Còn người lớn trở nên như vậy cũng do xã hội chúng ta còn quá trọng bằng cấp và thành tích.
Ngoài ra, các em không cảm nhận được giá trị thật của hai chữ trung thực khi mỗi ngày - qua các phương tiện truyền thông đại chúng - lại có quá nhiều câu chuyện nhiễu nhương, người sống giả dối, lừa lọc vẫn sống khỏe và không bị trừng phạt gì. Những bài giảng về tính trung thực mà các em được học trên lớp theo đó dần trở nên vô nghĩa, khi thực tế xã hội xung quanh không phản ánh thông điệp tương tự.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh lại không làm gương về sự trung thực trước con cái. Khi trẻ thấy người lớn làm sai rõ ràng (phụ huynh chở con vượt đèn đỏ, trong khi ở trường các em được dạy gặp đèn đỏ phải dừng) mà chúng ta lấp liếm, lơ đi việc giải thích... thì chắc chắn những hành động tưởng là nhỏ này sẽ dần là gương xấu khiến trẻ không còn tin vào trung thực.
Phương thức kiểm tra, đánh giá theo kiểu đặt nặng yêu cầu tái hiện kiến thức cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc học sinh phải đối phó bằng việc quay cóp, hỏi bài. Ở các nước phương Tây nơi có nền giáo dục tiên tiến, việc đánh giá bài thi dựa vào các tiêu chí lập luận, tư duy độc lập, sáng tạo... của học sinh sẽ hạn chế rõ rệt tệ nạn trên. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn đòi hỏi ngành giáo dục của chúng ta phải cải tổ nhiều mặt và tốn nhiều thời gian để hoàn thiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận