Có thể thông cảm đến đâu cho những người con khi họ từ chối cận kề cha mẹ bởi cha mẹ từng, thậm chí vẫn đang để lại những vết thương trong lòng họ?
Đa số bạn đọc cho rằng việc oán hờn hay lánh xa cha mẹ dù bất cứ lý do nào là không chấp nhận được trong đạo hiếu của người việt Nam, nhưng cũng có số ít ý kiến khác cho rằng có những bậc cha mẹ đã không biết yêu thương và gây ra lầm lỗi khiến con cái không thể đến gần cha mẹ được.
Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc tiếp tục trao đổi xung quanh câu chuyện
Tuổi già đơn độc dưới mái hiên
Phóng to |
Cụ Trần Văn Liêu bơ vơ tuổi già dù có con cái - Ảnh: Bảo Ân |
Không có cha mẹ, làm sao có ta?
Ở Việt Nam ta có câu chuyện "Cái chén gáo dừa" rằng anh con trai cho cha ruột ăn cơm bằng gáo dừa để có rơi bể cũng chẳng sao.
Một hôm, anh con trai thấy đứa con nhỏ của mình hì hụi mài một cái gáo dừa khô thì hỏi: "Con đang làm gì thế?". Chú bé trả lời: "Con làm một cái chén gáo dừa để sau này con lớn lên, ba già đi, con cũng sẽ cho ba ăn như vậy".
Câu chuyện ấy ám ảnh tôi suốt thời thơ ấu cho đến mãi bây giờ tóc đã muối tiêu. Tôi thường tự nhủ cha mẹ là vô giá, được phụng dưỡng cha mẹ ngày nào đó là diễm phúc của con cái.
Đọc bài báo Tuổi già đơn độc dưới mái hiên, tôi thấy quả thật ông cụ thật vô phước. Mong cụ sẽ hạnh phúc hơn trong những ngày sắp tới. Những người con của cụ xin hãy nhớ rằng: "Nếu không có các đấng sinh thành thì làm sao có mình hôm nay".
Con cháu sẽ nghĩ gì về thế hệ trước?
Tôi không rõ lúc nhỏ cha các vị đã đối xử với các vị như thế nào nhưng ông cũng đã một thân nuôi các vị khôn lớn tới chừng này. Ai cũng lo sống cho mình, bỏ mặc người cha già không còn khả năng làm gì được nữa như vậy thì sau này con cháu các vị nghĩ gì về các vị.
Mỗi người chỉ có một người cha mà thôi, các vị lo kiếm tiền thật nhiều phỏng có ý nghĩa gì khi đến cha mình còn không chăm sóc được?
Không chăm sóc cha sao chăm sóc tốt người khác?
Một người con gái là điều dưỡng của bệnh viện,chị săn sóc người ngoài được nhưng chính người đẻ ra mình chị lại thờ ơ, mọi người sẽ còn tin chị nữa không khi chính cha mình chị lại bỏ bê.
Dù sao đi nữa đó cũng là cha mình,nhờ người đó mà chị đang thi hành nhiệm vụ cao quý cứu người. Mong chị và các anh chị em trong gia đình hãy nghĩ lại, đừng để quá muộn. Giọt nước mắt ăn năn có tác dụng gì khi cha mẹ không còn nữa. Mọi việc sau này chẳng có ý nghĩa khi ngay bây giờ chúng ta có thể làm được.
Hãy suy nghĩ lại
Mặc dù cha mẹ có đối xử với chúng ta như thế nào thì đó cũng là người đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta, tại sao lại phải đối xử với cha mẹ mình như vậy? Cụ đã già ăn uống chẳng tốn bao nhiêu, điều mà cụ mong mỏi nhất đó là sự yêu thương và quan tâm của con cháu. Hãy nghĩ lại và chăm lo cho cụ.
Mưa thấm vào lòng đất
"... vì ai anh nên người tài ba, hãy nhớ công sinh thành, vì ai mà có ta...", có lẽ những đứa con của cụ Liêu chưa từng một lần được nghe bài Ơn nghĩa sinh thành hoặc những câu ca dao về đạo làm con.
Đành rằng mưa từ trên trời mưa xuống nhưng những giọt mưa đó cũng thấm sâu vào lòng đất chứ không hề tan vào hư vô. Hỡi những người con đang quên lãng cha mẹ mình hãy thức tỉnh kịp thời trước khi quá muộn. "Còn cha gót đỏ như son, đến khi cha mất gót con lấm bùn"
Nguyễn Thị Hồng Quyên
Gieo gió thì gặt bão? Quý vị không phải là người trong cuộc làm sao hiểu hết? Nếu sống trong địa ngục của roi vọt mẹ cha, làm sao còn tình cảm chứ? Cha mẹ đẩy tôi ra khỏi yêu thương Tôi thật bất hạnh khi bị tàn phế vì tai nạn giao thông cách đây tám năm. Thế rồi hai năm sau, tôi vào đại học, muộn hơn bạn bè một năm. Những ngày tháng học hành ở giảng đường đại học với tôi vô cùng khó khăn. Cứ một tuần tôi về lấy tiền lại bị hành hạ bởi mẹ tôi. Tôi căm ghét mẹ từ đó. Rồi ra trường, tôi sung sướng đi xin việc nhưng không ai chấp nhận một kẻ còn 45% sức lao động. Thế rồi tôi xoay xở đủ nghề từ lao động phổ thông đến công việc văn phòng. Tôi phải nhịn đói bao nhiêu bữa mà bố mẹ tôi vẫn để mặc. Rồi hết hai tháng thử việc, tôi bị sa thải vì không có khả năng hoàn thành công việc đúng hạn mức. Tôi phải dành tiền lương đó mua điện thoại cho mình. Từ hồi sinh viên tôi nhận được trợ cấp xã hội và học bổng khuyến khích học tập thì tôi cũng phải trang trải mua quần áo, đồ dùng cá nhân. Bố mẹ tôi hoàn toàn thờ ơ, xa lánh. Hiện đã ra trường được gần ba năm mà công việc tôi chưa bao giờ ổn định, bố mẹ tôi vẫn tiếp tục đối xử tệ với tôi. Từ lúc sinh viên đến khi ra trường, tôi đã phải làm đủ nghề để trang trải chi tiêu cá nhân, thế mà họ không biết tôi đã mất 55% sức khỏe rồi mà vẫn tiếp tục đánh đập, hành hạ, so bì tôi với bạn bè đồng trang lứa. Có lần trong lúc cãi nhau với bố mẹ, tôi văng ra những tiếng "mày tao". Bố mẹ tôi là những người ít học, họ keo kiệt, độc đoán và cổ hủ. Chính họ đã tuyên bố: Vì không có con trai nên phải tiết kiệm tiền về già sống chứ ai nuôi. Tôi chỉ muốn chết để hết những bất hạnh này... |
Có phải vì cha mẹ từng làm chúng ta không vừa ý nên ta sẽ "không thể trực tiếp chăm sóc" lúc cha mẹ già yếu, mắt mờ chân run? Bạn nghĩ gì về đạo nghĩa qua câu chuyện này? Liệu chúng ta có muốn con cái sẽ đối xử với chúng ta theo cách mà chúng ta oán hờn cha mẹ như thế không? Và cả các bậc làm cha mẹ, chúng ta nên thế nào để bản thân được con cái chăm sóc trọn vẹn lúc về già? Mời bạn đọc tham gia ý kiến. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận