05/08/2011 14:20 GMT+7

Đàn ông Việt tệ hơn đàn ông ngoại chuyện giúp vợ?

DOANH DOANH
DOANH DOANH

TTO - Nhiều ý kiến trên diễn đàn "Sao phụ nữ không thể "cháy" với sự nghiệp?" của Tuổi Trẻ Online khuyên đàn ông Việt Nam hãy học hỏi trời Tây cách chia sẻ công việc nhà với phụ nữ.

Em không thể làm "con ở" của bố con anhSao phụ nữ không thể “cháy” với sự nghiệp?Muốn "cháy" với công việc thì đừng lập gia đình?Chỉ phụ nữ mới cần giỏi việc nước, đảm việc nhà?Phụ nữ ngày nay có thực sự vất vả?

Đàn ông Việt Nam giỏi nấu đồ nhậu hơn nấu ăn

Tôi thường thấy đa số đàn ông Việt trong nước biết nấu ăn, thường giỏi nhất là nấu các món nhậu, rồi sau đó may ra mới biết chế biến các món ăn gia đình. Tài nghệ này phát huy tác dụng nhiều nhất là lợi ích của các quý ông trong các cuộc nhậu. Còn việc bếp núc hằng ngày các anh vẫn giao hầu như trọn gói cho vợ.

Gia đình một anh chị tôi quen, người chồng không bao giờ nấu ăn nhưng luôn quyết định ăn món gì. Ăn bữa nay là anh dặn vợ nấu món gì cho bữa sau. Để chiều lòng chồng, chị phải đi chợ gần, chợ xa mới mua được đủ nguyên liệu. Mỗi lần anh đi vắng chị vô cùng thoải mái vì chỉ một tô mì, một ít rau, ít cá mua ở chợ xép gần nhà cũng xong bữa. Và người chồng chị tôn thờ hiếm khi nào phụ chị lặt rau, nấu cơm, hay rửa chén.

Ba nuôi tôi là người Việt ở Mỹ, chỉ yêu cầu vợ (không đi làm) một điều duy nhất: “Em cứ nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe”. Ông đi làm về sớm giúp vợ nấu ăn, tự hào mang đồ ăn vợ nấu đến sở làm, tìm bạn cho vợ tâm sự, mua phim cho vợ xem. Cuối tuần hai vợ chồng đưa nhau đi ăn tiệm, đi xem bóng bầu dục, bóng rổ,… đủ những hoạt động khiến cuộc sống phong phú.

Anh Cảnh, một Việt kiều tôi quen khác, vô cùng giỏi nấu ăn. Khi được mời sang nhà anh ăn bò kho, tôi phải thú thật với anh là mình chưa bao giờ ăn bò kho ai nấu ngon hơn thế. Càng xúc động hơn khi anh tâm sự với tôi ước mơ lớn nhất của mình: “Về Việt Nam học nấu bún bò Huế thật ngon cho vợ”.

Gần đây, có người dành cho tôi những chăm sóc thân ái này. Ngày nghỉ, anh nấu ăn và dọn sẵn bàn ăn với một ít rượu, chúng tôi đi dạo trên bờ biển, đạp xe ở làng quê ngắm cảnh. Khi tôi mắc sai lầm hay bị oan ức, anh có thừa những lời động viên chứ không la hét, chỉ trích theo kiểu thương cho roi cho vọt. Ngại phải thú thật rằng người này cũng là một Việt kiều.

7vR81yK7.jpgPhóng to
Có một ông chồng sẵn sàng chia sẻ việc nhà là mơ ước của nhiều bà vợ - Ảnh minh họa: từ Internet

Chồng Việt ít biết cảm ơn, xin lỗi

Phụ nữ chăm lo cho gia đình thì đúng rồi, nhưng khi đàn ông lên tiếng thì thấy người phụ nữ châu Á sao tội nghiệp quá! Mấy ông chồng Việt nên qua phương Tây mà xem đàn ông chăm con, cơm nước cùng với vợ, giành việc nặng nhọc mà làm, mỗi việc đều cảm ơn, xin lỗi.

Tư tưởng phong kiến ăn sâu vô đầu đàn ông Việt Nam nên khi thấy vợ nào hơi bỏ bê gia đình thì ghét đến nỗi phải ly dị mới thỏa lòng. Với trường hợp chị Hồng Phinh trong tâm sự “Em không muốn làm “con ở” của bố con anh”, tôi nghĩ chắc chị không chiến đấu nổi với thành lũy phong kiến đó đâu, chị hãy sắp xếp lại, sống cho chồng vui lòng, mới mong anh ta không bỏ chị.

Chồng tôi ngạc nhiên khi biết nhiều đàn ông Việt không đảm việc nhà

Đọc xong loạt bài của báo Tuổi Trẻ Online về việc phụ nữ phải vất vả chọn giữa gia đình và sự nghiệp, mình bỗng cảm thấy buồn cho phụ nữ.

Sính ngoại!

Tôi thấy một số chị trên diễn đàn ca ngợi đàn ông Tây quá đáng. Xã hội Tây có những thứ bất bình đẳng trong gia đình thì các chị có biết hết không, hay chỉ thông qua báo chí và những câu chuyện được tô vẽ lên rất đẹp, rồi đâm ra đứng núi này trông núi nọ, chỉ trích đàn ông Việt không tiếc lời?

Mỗi nơi văn hóa mỗi khác. Trong khi đàn ông Tây không bị đòi hỏi trách nhiệm phải làm trụ cột quá nhiều, bình đẳng với vợ trong kinh tế, thì tại Á Đông người đàn ông vẫn được xem là chỗ dựa đầy áp lực.

Văn hóa "ngồi chiếu trên' cũng ăn sâu và mình phải chấp nhận chứ. Đàn ông mà suốt ngày đi rửa chén giặt đồ thì chính các bà có coi thường không?

TRUNG LANH

Mình đang sống cùng chồng (người Thụy Điển) ở Thụy Điển, một trong những quốc gia rất xem trọng quyền bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Chẳng lạ gì nếu bạn bắt gặp ở đây cảnh những người đàn ông đẩy nôi, đút con ăn trên đường phố hay trong trung tâm thương mại. Chẳng lạ gì khi bạn thấy người đàn ông nấu cơm, hút bụi hay lau nhà. Chẳng ai kêu ca đó phải là "thiên chức" của người phụ nữ cả.

Vợ chồng sống chung, ai rảnh thì làm thôi. Phân chia công việc nhà và bình đẳng trong tư tưởng là quan niệm hàng đầu ở Thụy Điển.

Dĩ nhiên chẳng tốt tí nào khi chồng (vợ) hay cả hai trở thành "workaholic" (người tham công tiếc việc). Vợ chồng cần chăm sóc lẫn nhau, trên tinh thần bình đẳng.

Khi mình dịch bài báo trên Tuổi Trẻ Online nói về việc phụ nữ phải đau đầu giữa việc chọn gia đình và sự nghiệp cho chồng mình và gia đình anh ấy nghe thì mọi người đều rất ngạc nhiên khi biết đàn ông nước ta vẫn bảo thủ trong tư tưởng đến như vậy.

Mình biết thật chênh lệch khi so sánh giữa hai xã hội khác nhau, nhưng ước gì đàn ông nước ta cũng có tư tưởng thoáng, tôn trọng bình đẳng trong công việc lẫn việc nhà và cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.

Mong rằng đến một ngày nào đó xã hội sẽ cởi mở hơn để phụ nữ có thể phát huy tất cả năng lực của mình. Nếu người vợ có thể "giỏi việc nước, đảm việc nhà" thì hi vọng đàn ông cũng có thể "giỏi việc nước, đảm việc nhà" để bớt gánh nặng cho phụ nữ.

Vợ cũ rồi nên không cần chăm sóc?

Nếu đàn ông thời nay đa số đều có tinh thần trách nhiệm cao đối với gia đình thì chắc không có chuyện gì để nói. Chưa con cái thì còn đỡ, có con cái rồi thì chỉ phụ nữ là khổ. Các ông ngồi vào bàn nhậu mỗi chiều để trốn tránh việc nhà, con

Phiến diện

Việc nhà đâu chỉ có nấu ăn. Ngoài ra, nên nhớ nhiều lúc đi "nhậu" cũng là công việc cho gia đình.

Nếu phải so sánh với Tây thì phải so sánh toàn diện vì tất cả hoạt động đều có quan hệ với nhau. Hiện tượng nào cũng có ít nhiều chi phối bởi các vấn đề khác: địa lý, nhân văn, kinh tế, phong tục, văn hóa.

cái thì léo nhéo... chưa kể có nhiều người muốn về nhà thì bị các ông nhậu cùng bàn nói khích nhau như: đồ sợ vợ, kêu cái đã về… Vậy là vì sĩ diện đàn ông ở lại uống tiếp.

Về đến nhà say quắc cần câu, chưa kể nếu ông nào tốt thì nhậu về rồi ngủ, còn nếu không được thế thì đánh vợ, đánh con, vứt đồ, đập tô đập chén…

Đàn ông nghĩ thử xem nói trụ cột gia đình nhưng các ông đấu tranh kiếm tiền công việc ở ngoài thôi đã tự cho mình cái quyền “Tôi làm ra tiền tôi có quyền hưởng thụ”. Phụ nữ mới là người nuôi dạy con. Ai cũng bảo: “Con hư tại mẹ”, sao không ai bảo con hư tại cha? Người vợ vừa đi làm, vừa làm việc nhà, vừa lo con cái, đòi hỏi phải chu tất nhà chồng nhà mình, chưa kể còn tính toán cơm áo gạo tiền cho cả gia đình.

Tại sao cánh đàn ông phương Tây đa số đều chung tay phụ vợ một cách nhiệt tình, còn đàn ông ở Việt Nam thì không? Tại sao đàn ông Việt Nam lại sĩ diện, lại ngại khi giúp việc nhà và bị người khác bảo đàn ông mà tính như đàn bà, sợ vợ? Trong khi rất nhiều phụ nữ mơ ước có được ông chồng biết giúp vợ thế mà không ra?

Đấy là chưa kể một số ông cưới rồi coi vợ mình là… cũ rồi nên không cần chăm sóc kỹ lưỡng. Điển hình ở công ty tôi, đến ngày 8-3 hỏi mấy ông có tính tặng chị nhà gì chưa. Mấy ông bảo là: "Ôi trời, vợ anh cũ xì rồi tặng gì mà tặng. Mỗi tháng về đưa lương rồi còn đòi gì nữa". Giá như thế gian này bớt những ông thiển cận thì phụ nữ có cực cũng được an ủi phần nào...

Theo bạn, phụ nữ chỉ nên:
Tập trung lo công việc gia đình Tìm cách để “giỏi việc nước, đảm việc nhà” Tập trung phát triển sự nghiệp, việc nhà đã có người giúp việc hoặc chồng lo Vợ yêu cầu và hướng dẫn chồng chia sẻ công việc nhà Ý kiến khác

Mọi ý kiến vui lòng gửi theo công cụ dưới bài hoặc về email tinhyeuloisong@tuoitre.net.vn. Vui lòng sử dụng font chữ có dấu tiếng Việt.

DOANH DOANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên