* Hôm nay, 1.500 đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc
Phóng to |
Nguyễn Bình Định - Ảnh nhân vật cung cấp |
Phóng to |
Lê Quốc Dũng - Ảnh: K.ANH |
Phóng to |
Nguyễn Văn Cải - Ảnh: CTV |
Nguyễn Văn Cải (giáo viên Trường THPT Quang Trung, huyện Củ Chi):
Hết lòng vì học trò thân yêu
Sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ thuở nhỏ, mẹ bị bệnh tâm thần, Cải vừa đi học vừa bán báo, bán rau dạo, đi chăn vịt mướn... để có tiền ăn học. Vậy mà Cải vẫn đậu ba trường đại học. Hiểu được cái khó của học trò nghèo, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP.HCM, anh quay về giảng dạy tại ngôi trường THPT nơi mình từng học, bỏ qua bao cơ hội tốt hơn ở chốn đô thị.
Anh đôn đáo tìm những nguồn học bổng cho học trò thân yêu. Rồi cũng chính anh đề xuất thành lập quỹ khuyến học tại ngôi Trường THPT Quang Trung, dù biết đa số học trò và phụ huynh cũng không mấy khá giả. Nhưng nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, nhiều học sinh quá khó khăn của trường được tiếp sức kịp thời.
Anh đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp trong giảng dạy. Anh cố gắng tích hợp giáo dục toàn diện cho học sinh trong giờ lên lớp bằng những câu chuyện đời sống thiết thực liên quan bài học... Năm 2008, 2010, anh được Thành đoàn trao tặng danh hiệu nhà giáo trẻ tiêu biểu.
* Lê Quốc Dũng (trưởng bộ phận quản lý chất lượng Công ty cổ phần in nhãn hàng An Lạc, Tổng công ty Liksin):
Phóng to |
Lê Quốc Dũng - Ảnh: K.ANH |
Mong công nhân ngày càng có trình độ
Tốt nghiệp ngành hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên, anh vào làm việc tại Công ty cổ phần in nhãn hàng An Lạc. Với vị trí nhân viên đảm bảo chất lượng, anh đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chất lượng sản phẩm ổn định. Dũng luôn năng động, sáng tạo, đề xuất các giải pháp có lợi cho đơn vị. Ở công ty Dũng như một “cây sáng kiến” không ngừng góp vào những ý tưởng cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, làm lợi hàng tỉ đồng cho đơn vị.
Bận rộn nhưng Dũng vẫn dành thời gian đi học thêm và tốt nghiệp thêm ngành quản trị kinh doanh ĐH Kinh tế TP.HCM. “Làm tốt nhiệm vụ tại đơn vị là góp phần chung cho sự phát triển của xã hội. Tôi mong người công nhân ngày càng được nâng cao trình độ, nắm bắt khoa học kỹ thuật đóng góp cho sự phát triển của thành phố và đất nước” - Dũng chia sẻ. Dũng nhận rất nhiều giải thưởng, danh hiệu gắn liền với “tuổi trẻ sáng tạo”.
* Nguyễn Bình Định (phụ trách môn vovinam Phòng thể thao thành tích cao, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM):
Phóng to |
Nguyễn Bình Định - Ảnh nhân vật cung cấp |
Đưa bản sắc văn hóa Việt ra thế giới
Từ nhỏ, Nguyễn Bình Định đã sống trong cái nôi của môn võ vovinam bởi cha anh, ông Nguyễn Văn Chiếu, là một trong những võ sư nổi tiếng của môn võ này. Tuy nhiên niềm đam mê của Định lại là... bóng đá. Học đại học, Định cũng chọn theo bóng đá. “Lúc 5 tuổi mình tập võ với cha nhưng vẫn dành đam mê cho bóng đá. Từ khi gắn bó với môn vovinam thì mình dành tất cả cho nghiệp võ của gia đình, và cố gắng đưa hình ảnh văn hóa Việt Nam ra thế giới qua môn võ truyền thống nước nhà” - Định bày tỏ.
Đầu quân về Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, Định trở thành vận động viên đội tuyển vovinam. Sau đấy, anh được phân công phụ trách môn vovinam thuộc phòng thể thao thành tích cao. Không chỉ mang thành tích về cho thể thao TP, Định cùng đồng đội còn nhiều lần mang vinh quang về cho đội tuyển nước nhà trên đấu trường khu vực và quốc tế.
Định nắm bắt tất cả cơ hội để quảng bá, giới thiệu bộ môn võ học dân tộc Việt Nam với bạn bè thế giới. “Mình rất vui khi ở một số nước đã có nhiều người theo học môn võ của Việt Nam. Thậm chí họ còn tham gia thi đấu ở các giải khu vực. Đấy chính là niềm tự hào của võ học dân tộc Việt Nam” - Định cho biết. Ở góc độ một vận động viên, anh đã mang về bộ sưu tập nhiều huy chương vàng tại các giải thi đấu trong và ngoài nước.
* Huỳnh Văn Tuấn (đội phó đội cứu hộ cứu nạn Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM):
Phóng to |
Hạnh phúc khi cứu được một mạng người
Ít ai biết rằng suốt cả năm trời Tuấn phải giấu gia đình công việc của mình vì sợ mọi người lo lắng. Mà như Tuấn bộc bạch, anh vốn chẳng yêu gì công việc cứu hộ cứu nạn, nếu không muốn nói chán ngán ngay lúc có tên trong tiểu đội cấp cứu của lính cứu hỏa thuộc Công an TP.HCM. Nhưng có lẽ là duyên như Tuấn tự nhận nghề chọn mình nên thoắt đó đã gắn bó đến nay cả chục năm.
Nhắc đến công việc, Tuấn vẫn chưa quên cảm giác rờn rợn khi ôm thi thể một đứa trẻ 6 tuổi chết đuối trong lần cứu hộ đầu tiên. Và vô số câu chuyện cân não phải ra quyết định ngay tức khắc chỉ để đổi lấy mạng sống cho một nạn nhân nào đó. “Có những tình huống không thể chần chừ được, những lúc ấy mình nhớ lại kinh nghiệm do các anh đi trước truyền lại để tự tin hơn khi ra quyết định. Chỉ cần cứu thêm được một ai đó thì mọi mệt mỏi, căng thẳng trước đó đều tan biến hết”, Tuấn nói.
Vất vả, nhiều lúc đe dọa cả tính mạng nhưng hễ nơi đâu xảy ra tai nạn cần cứu hộ cứu nạn anh lại cùng đồng đội lên đường, bất kể là thời khắc nào trong ngày...
* Phạm Tuấn Vũ (SV ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM):
21 tuổi, Phạm Tuấn Vũ - sinh viên năm 4 chương trình tiên tiến, khoa công nghệ thông tin ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đã sở hữu kha khá giải thưởng về công nghệ thông tin mà nhiều người trẻ đồng trang lứa mơ ước... Bảng điểm của cậu khiến không ít sinh viên “choáng” vì điểm số tích lũy luôn ở mức 9,5/10. Làm bạn với chiếc máy tính từ năm lớp 2, lớp 4 đã có giải thưởng tin học đầu tiên. Mấy năm gần đây, cái tên Tuấn Vũ trở thành quen thuộc hơn vì luôn có tên trong đội giành giải quán quân của cuộc thi lập trình ACM ICPC của Việt Nam nhiều năm liên tiếp. Cuộc thi do Hoa Kỳ tổ chức, để được tham dự vòng thi quốc tế, các đội phải lần lượt vượt qua kỳ thi cấp quốc gia và khu vực. “Cấp khu vực thì tôi đã đạt đến hạng nhì nhưng vòng chung kết quốc tế kết quả còn khiêm tốn. Tôi đang cố gắng ôn luyện để có thể cải thiện điều này tại Ai Cập vào tháng 2-2011”, Vũ cho biết. Mỗi chuyến đi nước ngoài thi đấu, Vũ lại tranh thủ tạo cho mình những mối quan hệ mới. “Chúng tôi có một cộng đồng mạng toàn người trẻ và trao đổi thông tin với nhau gần như hằng giờ về những tiến bộ mới của công nghệ thông tin” - Vũ kể. Vũ thường xuyên liên lạc qua email với giáo sư các trường đại học tại Mỹ, Pháp. Đó là những vị giáo sư Vũ chủ động làm quen trong mỗi lần đi nước ngoài thi đấu, là những giáo sư từng qua Việt Nam giảng cho lớp sinh viên chương trình tiên tiến Vũ đang theo học. Tuy vậy, để có thể nhận được góp ý, trao đổi từ họ, anh cũng phải làm việc cật lực, tiếp cận nhiều nguồn thông tin và trình bày rõ hiểu biết cũng như những thắc mắc của mình. Thường các giáo sư chỉ cho biết hướng tiếp cận như vậy đã đúng hay chưa, đồng thời gợi mở nên làm gì tiếp theo. “Tôi rất thích thú với cách làm việc như vậy vì hoàn toàn chủ động tìm kiếm và cập nhật thông tin mới nhất. Tôi đang tìm cơ hội du học để có cái nhìn rộng hơn về ngành học của mình, và hi vọng có thể làm được điều gì đó cho công nghệ thông tin nước nhà”, Vũ bày tỏ. Giải thưởng Quả cầu vàng 2009 dành cho những thành tựu về công nghệ thông tin, một trong mười gương mặt trẻ Việt Nam 2009, nhiều năm liền là “SV 3 tốt” cấp thành... cùng vô số giải thưởng về tin học là hành trang giúp Vũ thêm tự tin chinh phục niềm đam mê máy tính của mình. Hiện Tuấn Vũ đang có mặt tại Hà Nội trong Đoàn đại biểu TP.HCM dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận