* Thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín, giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng, chủ nhiệm CLB thư pháp Trí Việt, ĐH Tôn Đức Thắng:
Phóng to |
Thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín (1980), giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng, chủ nhiệm CLB thư pháp Trí Việt, ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh: do nhân vật cung cấp |
Năm mới đến thường có nhiều việc để làm, người thì đi lễ chùa để cầu cho một năm mói được mọi sự tốt lành, người thì đi thăm hỏi bạn bè, mọi công việc làm ăn đều được gác lại vì theo họ ngày đầu năm được an nhàn như vậy thì cả năm cũng được hạnh phúc như thế… Mỗi người có cách mừng năm mới cho riêng mình. Riêng với tôi, đã mang trong mình cái nghiệp “bút nghiên”, viết chữ thì thường giữ cho mình thói quen khai bút đầu xuân.
Thật ra, khai bút là một mỹ tục, đầy thú vị của người xưa. Trước đây, mỗi lần một tuổi bắt đầu với tết đến, VN chúng ta có tục minh niên khai bút. Mỗi năm, xuân chỉ đến một lần, và trong một năm cũng chỉ khai bút một lần khi xuân tới, những lần cầm bút sau, không còn là khai bút nữa. Do đó, đối với tiền nhân, khai bút là thiêng liêng, phải thực hiện với tất cả sự trịnh trọng, tâm thành. Thậm chí, phải xem ngày, kén giờ.
Với những hàng chữ đầu tiên trong năm, văn nhân đem ý nguyện lồng vào nét mực, gửi mong mỏi trong một bài thơ, đặt tâm sự trong một câu đối, hoặc có khi chỉ vài chữ như những chữ đại tự trên bức hoành trướng. Người già khai bút, người trẻ khai bút, và học sinh cũng khai bút để mong “học hành tấn tới”. Nhà thơ Tú Xương cũng đã có bài thơ khai bút:
Nhập thế cục bất khả vô văn tựChẳng hay ho cũng húng hắng một vàiHuống thân danh đã đỗ tú tàiNgày tết đến cũng phải thở một hai câu đối
Nói chung, ý nghĩa khai bút đầu xuân cũng là một trong những món quà tinh thần được vật chất hóa để thể hiện ước vọng về một cuộc sống thuận hòa, khỏe mạnh, hạnh phúc,... cùng khát khao hướng tới chân, thiện, mỹ.
Tôi có thói quen khai bút đầu năm từ năm 2001 (năm tôi bắt đầu chơi thư pháp), đến nay đã được 8 lần.
Cũng như người xưa, tôi xem việc khai bút là rất thiêng liêng, con chữ như có hồn, và có những tâm niệm trước khi đặt bút. Mặc dù, xuân nào Tín cũng về quê, nhưng không bao giờ quên mang theo đồ nghề để chuẩn bị cho việc khai bút. Hằng năm, tôi thường khai bút vào sáng mùng 1 tết.
Để cho được trang trọng, tôi tạo không gian viết thật thoải mái, đặc biệt tương đối tĩnh lặng (tôi viết ở phòng khách, và có nhạc hòa tấu du dương). Sau đó, tôi bày giấy đỏ, mực, bút, nghiên. Trước khi viết, tôi không đốt nhang khấn vái và mặc áo ông đồ như người xưa mà mặc quần áo mới đẹp và có tâm niệm trong đầu mong rằng sẽ được tốt hơn trong năm mới khi viết chữ này. Vậy cũng để thích ứng với thời đại.
Năm nay, tôi khai bút vào sáng mùng 1 tết, và sẽ viết chữ “ĐỨC” (đại tự) và câu đối: Đức tâm thánh thiện gia đình Thịnh/ Tài trí anh hùng tổ quốc Hưng. Với những chữ này, tôi mong rằng, mọi người trong năm mới sẽ đối xử với nhau tốt hơn nữa, cái thiện sẽ lớn mạnh, bản thân mình cũng sẽ sống ngày càng tốt hơn, phải sống đẹp, sống có ích.
* Cây bút trẻ Lê Thị Thùy Vân (1983)
Phóng to |
Cây bút trẻ Lê Thị Thùy Vân - Ảnh: do nhân vật cung cấp |
Tôi nghĩ, khai bút đầu xuân như một thông lệ của… người già thường lấy cảm xúc ngày đầu xuân tươi mới đặt bút viết một vài dòng gì đấy mở đầu cho một năm viết lách suôn sẻ. Còn tôi, tôi thích viết khi có xúc cảm.
Ngày đầu xuân là thời điểm để tôi nhìn lại năm cũ với những nghĩ suy, tiếc nuối, với những điều hài lòng và chưa hài lòng… Khai bút đầu xuân sẽ cần lắm xúc cảm.
Khi chỉ còn vài tiếng nữa là đến giao thừa, trong tôi thoảng qua cảm xúc hơi buồn khi thêm một tuổi. Ngày bé, tôi rất thích ngày xuân vì được lẽo đẽo theo mẹ đi chợ huyện nghèo ở quê mình, được mẹ mua đồ đẹp, được nhận bao lì xì, được chúc nhanh lớn và học giỏi, tâm hồn trong veo, không lo nghĩ vướng bận.
Còn bây giờ, khi ở quá vạch tuổi đôi mươi, tôi có bao lo nghĩ đời thường, và cả nỗi sợ: sợ thanh xuân qua đi như những mùa xuân đi và không dừng lại.
* Huỳnh Quang Lĩnh, 1982, nguyên ủy viên CLB Thư pháp Nét Việt, Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM
Phóng to |
Huỳnh Quang Lĩnh (1982), nguyên ủy viên CLB Thư pháp Nét Việt, Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, phòng tranh thư pháp Quang Lĩnh - Ảnh: Trung Uyên |
8 năm nay tôi đều khai bút và phút giao thừa. Với tôi, đó là thời gian thấy tâm hồn mình thư thái nhất. Để chuẩn bị cho thời khai bút, trước đó tôi dọn dẹp nhà cửa kỹ, tắm sạch sẽ, pha một bình trà ngon, chuẩn bị giấy mực. Mỗi tết, tôi chọn một câu hay một chữ hay để viết. Năm nay tôi sẽ viết chữ “An” với ước nguyện mong đất nước và tất cả mọi người sẽ an bình cho trong năm mới.
Với những người gắn bó với nghiệp viết lách, khai bút đầu xuân cũng có ý nghĩa nhớ về cội nguồn. Đó là những thời khắc rất thiêng liêng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận