28/09/2005 17:16 GMT+7

Những ông chủ trẻ người Việt giữa trời Tây (kỳ 1)

Theo Tiền Phong
Theo Tiền Phong

Hôm làm việc với lãnh đạo tập đoàn, tôi rất ngạc nhiên vì trông họ như SV mới ra trường. Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn sinh năm Mậu Thân, Lê Viết Lam - Phó chủ tịch tập đoàn còn ít hơn Vượng 1 tuổi, Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch tập đoàn ở tuổi 32…

cM1uxr4i.jpgPhóng to
Chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng (người thứ ba, từ trái sang phải) và các đồng sự
Hôm làm việc với lãnh đạo tập đoàn, tôi rất ngạc nhiên vì trông họ như SV mới ra trường. Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn sinh năm Mậu Thân, Lê Viết Lam - Phó chủ tịch tập đoàn còn ít hơn Vượng 1 tuổi, Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch tập đoàn ở tuổi 32…

MIBINA, MUBUNA…

Câu chuyện bắt đầu từ quán Hương Giang ở Maxcơva - Thủ đô nước Nga. Bữa cơm tối với các món ăn Việt, món chuối rán được chủ nhà đãi không mất tiền.

Những chuyện đồn thổi đôi khi rợn tóc gáy mà chúng tôi được nghe về những người Việt ở đây. Một người Việt đang làm ăn buôn bán ở Mát, có cô con gái 14 tuổi gửi cho vợ chồng một người bạn trong kỳ nghỉ hè ở Xô-chi bị bắt cóc, đến nay vẫn chưa tìm ra tung tích.

Một “soái” chủ chợ có trong tay vài triệu đô la, phải bỏ về Việt Nam mai danh ẩn tích trong một khách sạn nơm nớp lo bị trả thù…

Những vụ bọn đầu trọc đánh người Việt tử vong hoặc thành thương tật mà báo chí đưa tin…

Anh Tấn - Chủ quán Hương Giang, vốn là giáo viên, từng làm hiệu trưởng hiệu phó gì đó ở trong nước - sang Maxcơva đã nhiều năm, là một người làm ăn phát đạt, kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện vui buồn của trên một vạn người Việt đang sinh sống ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Chính anh trong một buổi tối đi dạo cũng bị bọn đầu trọc tấn công, may mà thoát nạn. Anh khuyên chúng tôi không nên đi một mình ra phố ở Maxcơva sau 10 giờ tối.

Trở lại Maxcơva sau gần 15 năm, tôi cứ muốn đến những nơi mình đã sống, đã ở nhưng trong tình cảnh ấy cũng không thể theo ý muốn được. Dẫu vậy khi đến Quảng trường Đỏ, Điện Cremli, đại lộ Arbat… chúng tôi đi qua nhiều khu chợ của người Việt. Những khu chợ sầm uất một thời bây giờ có vẻ tiêu điều hay đã ẩn sâu vào trong các khu nhà, đã chuyển thành các nhà hàng, ki ốt?!

Trần Minh Sơn, với tấm danh thiếp anh đưa cho tôi ghi: Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov (Ukraina). Nghe nói anh còn nhiều chức vụ nữa, nhưng anh không muốn kể. Anh là người của tập đoàn TECHNOCOM, người đón chúng tôi trong chuyến bay từ Domodedovo (Maxcơva) về Kiev.

Ra khỏi cửa sân bay, chúng tôi đã nhìn thấy mấy chiếc xe con sang trọng đang chờ. Trần Minh Sơn cho biết, đó là xe của tập đoàn TECHNOCOM từ Kharkov đến. Hai vệ sĩ người Ukraina to cao lừng lững, đeo kính đen, cúi chào chúng tôi, mở cửa mời lên xe.

5qSkXANr.jpgPhóng to
Công nhân Ukraina đang làm việc trong các nhà máy sản xuất mì ăn liền MUBUNA của tập đoàn TECHNOCOM
Sau cả chuyến đi bây giờ tôi mới hiểu vì sao những người Tây lại coi trọng những người Việt Nam ở Ukraina đến vậy. Tôi nhớ hôm đi tàu từ Kharkov về Maxcơva, khi qua biên giới Ukraina để vào Nga chúng tôi phải làm thủ tục xuất cảnh. Một người trong đoàn đi hộ chiếu phổ thông.

Theo nguyên tắc, hộ chiếu phổ thông là phải có visa, nhưng anh lại không có. Một lính biên phòng Ukraina cầm lấy hộ chiếu có vẻ muốn làm khó dễ. Nhưng khi biết chúng tôi là khách và là người của tập đoàn TECHNOCOM, anh ta buột miệng kêu lên “MIBINA”. Rồi vui vẻ đóng dấu vào hộ chiếu và ngả mũ chào!

MIBINA là gì mà người dân Ukraina có vẻ kính nể vậy. MIBINA, là viết tắt tiếng Ukraina, viết tắt của tiếng Nga là MUBUNA, đó chính là mì Việt Nam. Nói đúng hơn đó là thương hiệu của những loại mì ăn liền mà người Việt Nam sản xuất ở Ukraina.

Một lãnh đạo của tập đoàn TECHNOCOM cho biết, cách đây 3 năm, một hãng thực phẩm nước ngoài đã đặt giá mua lại thương hiệu MUBUNA của tập đoàn TECHNOCOM với giá 40 triệu đô la. Nghe nói bây giờ giá của thương hiệu MUBUNA đã lên đến gần 70 triệu đô la.

Trên tàu, tôi và Trần Minh Sơn nằm hai giường cạnh nhau. Sơn kể cho tôi nghe nhiều chuyện lý thú xoay quanh thương hiệu MUBUNA. Có đến 90% người Ukraina (Ukraina có gần 50 triệu dân, là nước đứng thứ hai về diện tích, dân số ở châu Âu) biết đến nhãn hiệu MUBUNA và 70% người dân Ukraina dùng mì ăn liền nhãn hiệu MUBUNA (MIBINA).

Trước khi có MUBUNA, người dân Ukraina chưa biết mì ăn liền là gì. Khi các cửa hàng bán mì MUBUNA hướng dẫn người mua chỉ cần đổ nước sôi vào để mấy phút là ăn được, nhiều người không tin. Họ làm theo và thấy đúng. Ăn thấy ngon. Rồi từ đó, họ truyền cho nhau món ăn nhanh, ngon, tiện lợi mà rẻ tiền là mì MUBUNA.

Nhiều cựu chiến binh Ukraina viết thư cho lãnh đạo tập đoàn TECHNOCOM nói rằng những người Việt Nam ở TECHNOCOM đã “cứu” chúng tôi. Với số phụ cấp ít ỏi (50 - 60 đô la/tháng) họ đã coi loại thực phẩm MUBUNA vừa ngon, vừa rẻ như là “cứu tinh” trong đời sống hàng ngày để họ vượt qua giai đoạn khó khăn này…

Từ “doanh nghiệp chợ” đến tập đoàn TECHNOCOM

Hôm làm việc với lãnh đạo tập đoàn, tôi rất ngạc nhiên vì trông họ như sinh viên mới ra trường. Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn sinh năm Mậu Thân, Lê Viết Lam - Phó chủ tịch tập đoàn còn ít hơn Vượng 1 tuổi, Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch tập đoàn ở tuổi 32…

Họ bắt đầu lập nghiệp từ “doanh nghiệp chợ” ở Maxcơva. Từ đứng quầy, đến kiốt, bán hàng từ các côngtennơ… Họ là những sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học trong nước sang Nga làm cao học, hay học đại học ở Maxcơva…

Là những trí thức trẻ, họ nhận thấy làm ăn cò con, nhỏ lẻ, theo kiểu “du kích” khó mà có được tương lai ổn định. Vốn là những người giàu lòng tự trọng, là những trí thức trẻ mang dòng máu Việt, họ muốn được người nước ngoài tôn trọng.

Vào thời điểm Liên Xô tan rã, nhiều nước trong Liên bang tuyên bố độc lập. Họ tìm đến Ukraina (Ukraina tuyên bố độc lập ngày 24/8/1991). Cùng với nhiều người Việt từng học tập và sinh sống ở đây, họ tìm hiểu thị trường và quyết định xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm.

Tập đoàn TECHNOCOM ra đời từ đó (thành lập chính thức vào ngày 8/8/1993 có trụ sở chính tại Ukraina, thành phố Kharkov, phố Zabaikalsky, nhà số 15).

Xin trích một số nội dung chính trong bản thông tin về tập đoàn: Tập đoàn TECHNOCOM đang giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ukraina, với tổng số vốn pháp định trên 25 triệu đô la.

Tổng số CBCNV của tập đoàn trên 3.000 người (chủ yếu là người Ukraina), mức lương trung bình là 225 USD/tháng, cao gấp 2 lần mức lương trung bình của thành phố. Trong 6 tháng đầu năm 2005, tập đoàn đã nộp ngân sách trên 7 triệu đô la, là đơn vị dẫn đầu về nộp thuế của thành phố Kharkov…”.

Kỳ 2: Đêm pháo hoa và tâm sự của một công nhân Ukraina

Theo Tiền Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên