Nhà đầu tư Việt Nam trên sàn chứng khoán công ty Kimeng - Ảnh: H.Nhựt |
Nhân chuyến trở về Việt Nam cuối tháng 3 vừa qua, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trò chuyện với ông về điều kiện và những thách thức khi đưa một công ty nhỏ ra thị trường chứng khoán toàn cầu. Ông cho biết:
- Tháng 6-2008, tôi có về Việt Nam để nói chuyện trong một bữa tiệc thân mật với sự tham dự của hơn 200 giám đốc điều hành (CEO) và quản trị viên của các công ty hiện niêm yết trên các sàn TP.HCM, Hà Nội. Băn khoăn lớn nhất của các nhà quản lý này là sự thiếu hụt một chiến lược tài chính hữu hiệu để đối phó với tình trạng kinh tế suy thoái toàn cầu. Tuy vậy, ít ai nghĩ đến một giải pháp quan trọng và hiệu quả là việc niêm yết công ty mình trên sàn Mỹ, thay vì sàn Việt Nam hay các sàn Á châu.
Tại sao? Tất cả đều cùng chia sẻ là do không có nhiều kiến thức thực dụng về sàn Mỹ. Với họ, sàn Mỹ là sân chơi của những công ty đa quốc gia nổi danh và có những thị giá khổng lồ như: Microsoft, Intel, GE, Walmart, Goldman Sachs… Họ đã lầm to. Thực sự, niêm yết sàn Mỹ dễ hơn sàn Việt từ phí tổn đến thời giờ.
* Thưa ông, trong cuốn sách Niêm yết sàn Mỹ của ông, ông viết về việc đưa cổ phiếu công ty nhỏ lên sàn chứng khoán Mỹ và cho rằng việc đó khá dễ dàng. Vậy theo cá nhân ông, tại sao Việt Nam hiện vẫn chưa có doanh nghiệp nào lên sàn Mỹ mà chỉ tính chuyện lên sàn Singapore?
Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông hiện là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Phúc Đán). Ông Alan Phan cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục qua mạng tại Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình), và là chuyên gia tư vấn về các thị trường đang nổi (emerging markets) cho một số công ty đa quốc gia tại Mỹ, Âu châu và Trung Quốc. |
Tại Việt Nam, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) cho phép nước ngoài đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam và kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam phải qua nhiều thủ tục phức tạp và khó khăn, tính minh bạch yếu kém, tính thanh khoản yếu cũng làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng đem công ty Việt Nam lên niêm yết ở nước ngoài khá dễ dàng. Tại sàn Nasdaq hay NYSE chẳng hạn, ở đó đã có đội ngũ phân tích luôn sẵn sàng phục vụ, do đó việc thu hút vốn cũng dễ dàng, với tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư Mỹ hay châu Âu coi công ty dựa trên hoạt động tài chính, sự tăng trưởng, doanh thu... mọi chuyện đều dựa trên những con số thuần túy mà công ty không cần phải giải thích gì thêm. Mặt khác, nếu không chuộng và không tin công ty đó nữa thì họ bán cũng thật dễ dàng.
* Nhiều người cho rằng số lượng công ty niêm yết sàn Mỹ lớn và khi các công ty Việt Nam lên sàn này sẽ bị yếu thế do thiếu cạnh tranh, ông nghĩ thế nào?
- Tôi cho rằng điều đó không đúng vì "cá" lớn có thị trường khác "cá" nhỏ. Không phải lúc nào anh cũng bán "cá" lớn không. Thực tình, công ty Harcourt của tôi trước đây cũng là công ty nhỏ, dù thời điểm đó đạt trị giá vốn hóa gần 700 triệu USD nhưng với thị trường Mỹ vẫn là không đáng gì! Nhưng ngược lại tôi lại được rất nhiều cổ đông quan tâm. Vì anh mua Microsoft, Intel hay GE... thì sự lên giá cổ phiếu này chỉ từ từ, kiếm khoảng 3%-4%/năm là khá lắm rồi. Trong khi đó, những cổ phiếu nhỏ anh có thể kiếm được 3-4%/ngày.
Đương nhiên,rủi ro cao đi kèm với lợi nhuận cao.
Dĩ nhiên, cổ phiếu của mình sẽ không bao giờ và không thể so với Microsoft hay Intel, nhưng trong vị trí của mình sẽ có khách hàng để ý tới. Nói gì thì nói, trong tất cả các sàn chứng khoán thế giới, sàn Mỹ vẫn là sàn có tính thanh khoản cao nhất. Hai yếu tố đó là tính thanh khoản và tính minh bạch mà ai cũng nghĩ tới khi niêm yết sàn Mỹ.
Tôi rất ngạc nhiên khi Việt Nam mong muốn con số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam luôn tăng trong khi FDI và FII năm vừa qua không được bao nhiêu. FII ở Việt Nam hiện nay một ngày đạt có 2-3 triệu USD trong khi đó một công ty nhỏ ở Mỹ như Hartcourt ngày xưa của tôi, khi có giao dịch nhiều thì tôi cũng có 2-3 triệu cổ phiếu và giá trị giao dịch có thể đạt trên 30 triệu USD/ngày.
Phóng to |
Bìa cuốn sách Niêm yết sàn Mỹ của tiến sĩ Alan Phan, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Quý 1-2010 |
Nền kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, những khó khăn vẫn còn. Thế nên doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghĩ đến việc thu hút vốn và phải trên tinh thần chuẩn bị "ra biển lớn".
* Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp khi lên sàn ngoại?
- Muốn lên sàn Mỹ, chi phí ít nhất 1-2 triệu USD nhưng không quan trọng vì nhiều Quỹ Đầu tư và Mạo hiểm (VC) sẽ bảo lãnh tài trợ cho doanh nghiệp lên sàn. Vấn đề quan trọng nhất là tính minh bạch trong điều hành doanh nghiệp.
Tôi thấy, nhiều công ty của Trung Quốc như Alibaba, Sohu… cũng từ những công ty nhỏ của nước này nhưng đã mạnh dạn lên sàn quốc tế và trở thành công ty có vốn hóa 6-7 tỷ USD. Vấn đề là doanh nghiệp phải quyết chí và biết rõ con đường mình đi. Không chỉ biết “lấy ngắn nuôi dài” mà phải quyết tâm đi đến mục tiêu bằng bất cứ giá nào. Cứ đi rồi sẽ tới, đừng trông chờ quá nhiều vào Chính phủ.
* Cần biết những điều kiện và đòi hỏi gì khi niêm yết sàn Mỹ, thưa ông?
- Hai điều kiện chính để niêm yết sàn Mỹ: Một là nộp hồ sơ đăng ký với SEC (Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ), có báo cáo tài chính đã được kiểm định quốc tế và được một nhà market maker bảo lãnh; Hai là tổ chức bộ phận chuyên nghiệp về quan hệ khách hàng - nhà đầu tư.
Vấn đề không phải là lên sàn mà là làm sao anh bán được cổ phiếu sau khi lên sàn. Do đó, công ty phải có một bộ phận chuyên về thị trường nước ngoài và có nhân sự phục vụ việc đi tìm tư vấn, cố vấn chương trình tiếp thị cổ phiếu, xây dựng mạng lưới phân phối cổ phiếu...
* Theo ông, những công ty nào có lợi thế khi niêm yết sàn Mỹ?
Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt chỉ mới nghĩ đến thị trường Singapore mà không nghĩ đến một sân chơi lớn hơn như Mỹ? Dĩ nhiên là cũng có khó khăn nhưng đó cũng là một thách thức cho doanh nghiệp. |
Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt chỉ mới nghĩ đến thị trường Singapore mà không nghĩ đến một sân chơi lớn hơn như Mỹ? Dĩ nhiên là cũng có khó khăn nhưng đó cũng là một thách thức cho doanh nghiệp.
Sàn Mỹ có chừng 12.000 công ty, cái khó nhất là làm sao anh có thể bán được cổ phiếu? làm sao công ty mình nổi bật trong 12.000 công ty. Chai nước ngọt bán trong ngôi chợ làng có thể nổi bật hơn các sản phẩm cùng loại nhưng khi ra một khu đại siêu thị thì làm sao khách biết chai nước của anh. Vì vậy, vai trò tư vấn về tiếp thị để đạt hiệu quả là rất quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối, bán hàng giỏi, phải có hình ảnh tốt đối với một cộng đồng mình muốn hướng tới.
Còn khó khăn về niêm yết tôi cho rằng không quan trọng. Chính phủ Mỹ cũng rất dễ dàng trong niêm yết nhưng anh phải minh bạch thông tin. Những chuyện tốt xấu, lỗ lãi phải nói hết trong hồ sơ niêm yết. Ở Mỹ, nói dốc với nhà đầu tư, không nói hết 100% sự thực, bị phạt tù nặng là chuyện bình thường.
Ở Mỹ, theo tôi biết chỉ có vài công ty theo dạng tập đoàn đa ngành trong khi đó, tại Việt Nam, ai ai cũng muốn ra tập đoàn đa ngành. Các nhà đầu tư Mỹ không mấy hăng hái với những dạng công ty này. Vì anh không phải là ông Warren Buffet để điều hành tốt đẹp mọi công ty.
Công ty bán thực phẩm mà cũng mở trường đại học, mở ngân hàng... là một điều rất khó hiểu.
* Xin cảm ơn ông!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận