10/01/2014 15:21 GMT+7

Giá đường trong nước cao gấp đôi đường nhập lậu

 LÊ THANH
 LÊ THANH

TTO - Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) ngày 10-1, dự báo giá đường trong nước thời gian tới có xu hướng ổn định bởi tổng cung đường năm 2014 dự kiến khoảng 1,877 triệu tấn, tổng cầu khoảng 1,4 triệu tấn. Nguồn dư cung so với cầu khoảng 477.000 tấn.

Vụ nhập đường Hoàng Anh Gia Lai: Ai hưởng lợi?Hoàng Anh Gia Lai đưa nhà máy đường tại Lào vào hoạt động ...Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục đầu tư vào cao su, mía đường

nT7NbuEy.jpgPhóng to
Đóng gói sản phẩm tại Nhà máy đường Hoàng Anh Attapeu (Lào) - Ảnh: H.Đ.

Theo thống kê của Cục Quản lý giá, tính tại các nhà máy đường trên cả nước, tồn kho mặt hàng đường đến cuối năm 2013 là 167.000 tấn. Giá bán buôn đường tháng 12-2013 giảm nhẹ 100 - 500 đồng/kg so với tháng trước đó.

Cụ thể, giá đường kính trắng RS phổ biến ở mức 13.500 - 14.900 đồng/kg, đường tinh luyện RE ở mức 14.000 - 15.600 đồng/kg. Giá bán lẻ đường trên thị trường ổn định, phổ biến ở mức 18.000 - 21.000 đồng/kg.

Tổ chức Đường thế giới dự báo sản lượng đường niên vụ 2013-2014 (bắt đầu từ tháng 10-2013 đến 10-2014) sẽ vượt nhu cầu sử dụng 4,73 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức dự báo ban đầu. Dự báo giá đường giao kỳ hạn thế giới tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ trong đầu năm 2014.

Nguyên nhân khiến giá đường trong nước sụt giảm là do giá đường thế giới tiếp tục hạ. Đồng thời đường nhập lậu qua các tỉnh biên giới Tây Nam vẫn tiếp tục tràn vào đã làm giảm giá đường trong nước.

Tại biên giới Tây Nam, giá đường nhập lậu vào đầu tháng 1 này chỉ 12.700 đồng/kg, còn tại TP.HCM là 13.000 đồng/kg, tại Lao Bảo 13.500 đồng/kg, tại Đông Hà (Quảng Trị) 13.800 đồng/kg.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cho rằng cần xem lại giá đường trong nước vì trong thời buổi hội nhập, nếu vẫn theo cách sản xuất cũ thì nhiều mặt hàng, trong đó có đường, sẽ không thể chống đỡ với các sản phẩm thuộc khối ASEAN. Chưa kể từ năm 2015, thuế suất nhiều mặt trong khối ASEAN sẽ bằng 0%.

"Thực tế, giá đường của Lào chỉ 10.000 đồng/kg trong khi đường bán trên thị trường nội địa có giá gần gấp đôi. Điều này cho thấy VN phải nghiên cứu lại chính sách bảo hộ sản xuất đường trong nước xem ai là người được hưởng lợi. Còn điều rất rõ ràng là lâu nay chỉ người tiêu dùng trong nước bị thiệt” - ông Phú đặt vấn đề.

Bảng giá đường năm 2013

Thời điểm<?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Giá bán buôn

đường RS

Giá bán buôn

đường RE

Giá bán lẻ đường

Tháng 1

13.900 - 14.800

16.800 - 17.600

19.000 - 23.000

Tháng 2

13.700 - 14.700

16.900 - 17.200

19.000 - 23.000

Tháng3

13.500 - 14.500

15.000 - 17.200

19.000 - 22.000

Tháng 4

13.800 - 14.700

15.400 - 17.500

19.000 - 22.000

Tháng 5

14.200 - 15.200

16.000 - 17.500

19.000 - 22.000

Tháng 6

14.100 - 15.100

15.300 - 17.100

19.000 - 22.000

Tháng 7

14.100 - 15.100

15.200 - 16.500

18.000 -21.000

Tháng 8

14.800 - 16.000

15.400 - 16.500

18.000 -21.000

Tháng 9

14.500 - 15.800

15.300 - 16.400

18.000 - 21.000

Tháng 10

14.200 - 15.700

14.500 - 16.400

18.000 - 21.000

Tháng 11

14.000 - 15.400

14.800 - 15.700

18.000 - 21.000

Tháng 12

13.500 - 14.900

14.000 - 15.600

18.000 - 21.000

Năm 2013

13.500 - 16.000

14.000 - 17.500

18.000 - 23.000

Năm 2012

14.100 - 19.500

17.000 - 19.800

19.000 - 25.000

Năm 2013 so với năm 2012

Giảm 600 - 3.500

Giảm 2.300 - 3.000

Giảm 1.000 - 2.000

Nguồn: Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính)

 LÊ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên