Ngậm ngùi nhìn doanh nghiệp ngoại xù nợDoanh nghiệp nước ngoài bỏ trốn, nợ nần để lại
Phóng to |
Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất điện thoại di động. Đến nay, Samsung đã đầu tư 5,7 tỉ USD ở VN, trở thành một trong những nhà đầu tư lớn ở VN - Ảnh: Trần Vũ Nghi |
Tại hội thảo “Chủ trương, chính sách mới thu hút mạnh mẽ các nguồn lực bên ngoài” do Ban Kinh tế trung ương phối hợp với Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 20-12, các bất cập được nêu ra như giá trị gia tăng nội địa thấp, công nghệ lạc hậu, “bóc lột” tài nguyên... Một nguồn lực khác là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài lại có quy mô còn nhỏ. Các chuyên gia kinh tế cho rằng những tồn tại nói trên trong việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài trong phát triển kinh tế VN có phần do tâm lý thu hút bằng mọi giá và không có chiến lược ngay từ đầu.
Chỉ 6% doanh nghiệp FDI dùng công nghệ cao
Chưa hỗ trợ thay đổi diện mạo công nghệ VN 70% dự án có vốn đầu tư FDI từ 1 tỉ USD trở lên đến nay chưa được triển khai hoặc đã bị rút giấy phép; 70,29% dự án sân golf không nằm trong quy hoạch được phê duyệt; trên 60% dự án khu công nghiệp chưa được lấp đầy; 80% khu công nghiệp đã triển khai gây ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, chất thải chưa qua xử lý đã xả thẳng ra môi trường; các dự án FDI chưa hỗ trợ cho việc thay đổi diện mạo công nghệ tại VN, chưa có tác dụng lan tỏa hay lôi kéo đối với sự phát triển kinh tế nội địa... |
TS Trần Du Lịch, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, kể ba câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất là khi đến một tỉnh ở miền Trung (tỉnh này rất nghèo và chính sách có nhiều ưu đãi để thu hút vốn đầu tư), có doanh nghiệp FDI muốn xây dựng một nhà máy sản xuất giày da tại đây. Nhà máy cần khoảng 5.000 lao động, mọi điều kiện để ra đời một dự án như vậy rất thuận lợi cả về đất đai, thuế phí. Nhưng tuyển lao động lại không được.
Câu chuyện thứ hai TS Trần Du Lịch nêu ra là tại TP.HCM, nhiều dự án bất động sản đang bị đình trệ, dở dang, trong đó có những dự án đã xây dựng đến 70%. Có những nhà đầu tư nước ngoài muốn mua lại hoàn toàn nhưng không mua được. Ông Lịch đặt câu hỏi: “Chúng ta có bán luôn cho họ được không nếu họ vẫn cam kết giữ đúng công năng ban đầu, hay họ phải tham gia theo đúng quy trình là xin chứng nhận đầu tư, rồi dự án phải bắt đầu từ khởi công, xây dựng?”.
Câu chuyện thứ ba khiến nhiều chuyên gia kinh tế trong buổi hội thảo ngậm ngùi, đó là chính những yếu kém nội tại đã khiến khả năng thu hút FDI bị hạn chế và tỉ lệ giá trị gia tăng nội địa thấp. Ông Lịch kể có biết một nhà đầu tư đến từ Nhật Bản là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất rượu sake ở Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM). Nhà đầu tư này chọn VN vì cho rằng VN là nước nông nghiệp, có thể sản xuất gạo nếp tốt để làm rượu sake. Tuy nhiên, sau khi lặn lội đi nhiều địa phương, không có nơi nào đảm bảo sẽ sản xuất ra loại gạo đó. Cuối cùng, chủ doanh nghiệp này đành nhập khẩu gạo nếp từ... Thái Lan làm nguyên liệu sản xuất.
Không chỉ vậy, TS Bùi Văn Thạch - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - cho rằng thời gian qua việc thu hút FDI được thực hiện “một cách hồn nhiên”, không có chiến lược. Theo các chuyên gia kinh tế, cũng vì không có chiến lược bài bản nên nhiều địa phương thu hút bằng mọi giá, dẫn đến 80% doanh nghiệp FDI vào VN chỉ sử dụng công nghệ trung bình của thế giới; 14% ở mức thấp và lạc hậu, hao tổn năng lượng và ô nhiễm môi trường; chỉ có khoảng 6% sử dụng công nghệ cao. Theo GS Hoàng Thị Chỉnh - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, doanh nghiệp bản địa đã không cải thiện được trình độ công nghệ qua liên kết với doanh nghiệp FDI.
Nới “room” trên 60% đâu có sao
Bên cạnh FDI, một nguồn lực cần đẩy mạnh thu hút khác là dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán. Ông Trần Đắc Sinh, chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), cho biết trong năm 2013 giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm gần 16% giá trị giao dịch toàn thị trường. Tỉ lệ này còn thấp nếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia... Vì thế, cần có nhiều giải pháp để thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán VN.
Thực tế, tính đến tháng 11-2013, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 207.000 tỉ đồng trong tổng số 848.000 tỉ đồng vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã hoặc gần chạm mức trần sở hữu 49% cho khối ngoại. Theo ông Sinh, một hạn chế khác khiến khả năng tiếp nhận vốn của khối ngoại bị hạn hẹp là do tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của nhiều doanh nghiệp lớn ở mức dưới 10% như cổ phiếu VCB của Vietcombank, CTG của Vietinbank hay BVH của Tập đoàn Bảo Việt...
Theo TS Trần Du Lịch, với những doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng, cần phải tăng cổ phiếu được giao dịch. Nhà nước chỉ nên nắm giữ 65%, 35% còn lại phải để thị trường giao dịch thì quy mô thị trường mới phát triển được. “Chúng ta dè dặt thu hút đầu tư gián tiếp vì sợ nhà đầu tư rút vốn chạy và bàn tay thao túng. Liệu khi mở ra chúng ta có chủ động được những cái này? Tôi cho rằng nới “room” - tỉ lệ sở hữu tối đa - cho nhà đầu tư nước ngoài lên 60% cổ phần có quyền biểu quyết (trừ ngành ngân hàng) thì sẽ không vấn đề gì hết. Chúng ta cứ dò đá qua sông, nới từng chút, từng chút một...” - ông Lịch cho biết. Vị đại biểu Quốc hội này đồng thời đề xuất nên cho tất cả các công ty niêm yết được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi hơn so với công ty không niêm yết. TS Bùi Văn Thạch cũng cho rằng mở “room” lên 60% không phải vấn đề quá lớn, thậm chí có thể mở cao hơn.
Hút vốn ngoại để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Theo phân tích, ngay cả trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc đón dòng vốn ngoại cũng vô cùng cần thiết. Trong điều kiện ngân sách eo hẹp nhưng vốn đầu tư cần lớn, các chuyên gia tính toán rằng tổng giá trị thị trường của phần vốn nhà nước tại 11 công ty trong nhóm 20 công ty lớn nhất niêm yết tại HoSE vào khoảng 14,8 tỉ USD, chiếm 38% giá trị vốn hóa trên HoSE. Việc bán một phần sở hữu nhà nước ở những doanh nghiệp này sẽ bù đắp được ngân sách trong giai đoạn khó khăn, đồng thời đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận