Sáu tháng đầu năm 2013: trên 10 tỉ USD vốn FDI vào VN
5 tháng đầu năm 2013: hơn 8,5 tỉ USD vốn FDI vào VN
Phóng to |
Dự án Samsung mở tổ hợp sản xuất thứ hai tại Thái Nguyên đã giúp tăng vốn FDI vào VN trong 6 tháng đầu năm - Ảnh: C.V.K. |
Theo đó, dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được thì tính đến ngày 20-6, cả nước có 554 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,812 tỉ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2012. Cùng đó là 217 lượt dự án đang hoạt động trong nước đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,66 tỉ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn FDI vào VN (gồm cả vốn đầu tư mới và tăng thêm) là 10,473 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2013, FIA ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực đầu tư và giải ngân được 5,7 tỉ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, FIA cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 259 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,308 tỉ USD, chiếm 88,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 419,67 triệu USD, chiếm gần 4% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 79 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 178,27 triệu USD.
Nếu phân theo đối tác đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,992 tỉ USD, chiếm 38,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,41 tỉ USD, chiếm 32,6% tổng vốn đầu tư; Liên bang Nga đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,015 tỉ USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư…
Phân theo địa bàn đầu tư, không kể dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 46 tỉnh thành phố. Trong đó, với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỉ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 2,815 tỉ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư. Thái Nguyên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,158 tỉ USD, chiếm 20,6% vốn đăng ký. Bắc Ninh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,322 tỉ USD.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 6 tháng đầu năm 2013: - Dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỉ USD; - Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đầu tư 2 tỉ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử; - Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tư Liên bang Nga với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ôtô buýt và các dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định; - Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh điều chỉnh tăng vốn 1 tỉ USD; - Dự án Công ty cổ phần Prime Group của Thái Lan với tổng vốn đầu tư 239,69 triệu USD để khai thác đá, cát, sỏi để sản xuất vật liệu xây dựng tại Vĩnh Phúc; - Dự án khu phức hợp VSIP Bình Hòa - Bình Dương của Singapore để đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành khu dân cư phức hợp cùng hệ thống hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh để bán và cho thuê với tổng vốn đầu tư 199,6 triệu USD. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận