Phóng to |
Khó tiếp cận nguồn vốn rẻ, hàng tồn kho ngày một cao đang khiến doanh nghiệp trong nước teo tóp dần. Trong ảnh: một doanh nghiệp may xuất khẩu tại quận Gò Vấp (TP.HCM) từ hơn 400 công nhân nay thu hẹp còn 100 người - Ảnh: Đình Dân |
Thủ tướng yêu cầu trong năm 2013 các ngân hàng (NH) phải chủ động xử lý nợ xấu với nhiều biện pháp, trong đó có cả khoanh nợ cho doanh nghiệp (DN).
Kiểm soát chặt lạm phát
"Không để tình trạng NH cổ phần hay một số cổ đông lớn chi phối, lập ra NH coi như của mình, lập công ty con kê khống tài sản rút tiền ra. Cái đó là vi phạm pháp luật, là lừa đảo…" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Thủ tướng yêu cầu NH Nhà nước phải làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của NH trung ương là điều hành chính sách tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ phải linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, sát với cuộc sống hơn. Đây là quyết tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. “Đặc biệt, tổng dư nợ tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thị trường mở hoạt động thế nào, cung ứng tiền thế nào tôi quyết liệt giao cho thống đốc, kể cả phát hành, cung ứng tiền” - người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu NH Nhà nước vừa kiểm soát lạm phát vừa phải đưa tín dụng tới DN, người dân để có tăng trưởng, phát triển nông nghiệp, thị trường để tạo việc làm và ổn định vĩ mô. Việc phát triển của đất nước dựa chủ yếu vào thị trường tiền tệ. Các NH thương mại phải xem xét đưa vốn ra để phục vụ sản xuất.
“Các đồng chí xuống địa phương, con cá tra, ba sa đang ngắc ngoải do thiếu vốn, thiếu tiền. Như thế lo lắm. Do vậy, hệ thống NH phải đưa vốn tín dụng tăng và đúng mục tiêu, hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là nhiệm vụ chung không chỉ của NH Nhà nước mà của cả các NH thương mại. Lợi ích của NH thương mại cũng là lợi ích của DN. Các NH thương mại có trách nhiệm với nền kinh tế, phải chia sẻ khó khăn với DN bằng cách cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, thậm chí phải khoanh nợ” - Thủ tướng yêu cầu.
Tập trung xử lý nợ xấu
Nhóm nhiệm vụ thứ ba được Thủ tướng yêu cầu trong năm 2013 là ngành NH phải tập trung xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống NH. Đây là vấn đề nổi cộm của nền kinh tế hiện nay. Thủ tướng nói: “Tôi đã nghe NH Nhà nước báo cáo về số nợ xấu, việc trích lập dự phòng rủi ro… Nhưng để xử lý được nợ xấu thì trăm sự phải nhờ vào NH. DN vay mà không trả được nợ xấu thì các đồng chí là người phải xử lý”.
Về nợ xấu, NH phải là người xử lý trước hết và chủ yếu. Xem xét cái nào đưa về công ty quản lý tài sản, cái nào đưa vào trích lập dự phòng rủi ro, rồi bán tài sản xử lý… gắn với thị trường. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi, tuy chưa mạnh nhưng những giải pháp này phải được thực hiện. Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ, NH Nhà nước sẽ hỗ trợ cơ chế, chính sách để xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao NH Nhà nước phải xem xét thể chế, quy định luật pháp làm sao phải bảo đảm NH quản trị hiệu quả, không để vi phạm pháp luật. Hơn nữa đừng để tình trạng nợ xấu xảy ra nữa chỉ vì thể chế.
Tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết tăng trưởng tín dụng năm 2012 đạt khoảng 8,91%. Còn năm 2013, định hướng tăng trưởng tín dụng 12% nhưng linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến và tình hình thực tế. Không kiểm soát tỉ trọng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích. NH Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, hướng dẫn quy chế cho vay mua nhà ở xã hội. Riêng về công tác xử lý nợ xấu, năm 2012 NH Nhà nước sẽ triển khai đề án xử lý nợ xấu được Chính phủ thông qua, trong đó thành lập và đưa vào hoạt động công ty quản lý tài sản…
Quản lý để vàng thành nguồn lực Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: thời gian qua, NH Nhà nước đã quản lý thị trường vàng song cần phải làm tốt hơn ba mục tiêu đặt ra. Thứ nhất: quản lý thị trường vàng để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, không thể để vàng tác động đến tỉ giá, lãi suất hay làm mất cân đối cán cân xuất nhập khẩu, không để ảnh hưởng đến giá trị đồng VN. Không thể để vàng trở thành phương tiện thanh toán, chỗ này chỗ kia thấy thanh toán bằng vàng. Tiếp đó là quản lý tốt thị trường vàng, ngoại tệ. Không thể cái gì cũng quy ra vàng, USD. Đây là mục tiêu chiến lược, không có gì mới. Thứ hai: đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân, người sở hữu vàng. Cuối cùng, NH Nhà nước phải hoàn thiện thể chế chính sách thích hợp để vàng trở thành tiền, nguồn lực của đất nước để có thể đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. * Ông Nguyễn Công (tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội - MB): Nên hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà Xử lý nợ xấu hiện nay các NH phải chủ động đánh giá và có biện pháp phù hợp. Xử lý nợ xấu hiện nay nằm chủ yếu ở bất động sản, nên NH Nhà nước cho biết sẽ hỗ trợ người mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp. NH Nhà nước tuyên bố sẽ hỗ trợ NH nào tham gia chương trình này. Theo tôi, nên hỗ trợ lãi suất cho vay một tỉ lệ nhất định cho người vay mua nhà thông qua các hợp đồng vay vốn tại các NH. * Ông Đỗ Quang Hiển (chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng SHB): Đề nghị chuyển nợ thành vốn góp Xử lý nợ xấu có nhiều giải pháp, một trong những giải pháp mà NH đang làm là tái cấu trúc DN, tức những khách vay gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ. Để NH tham gia tái cấu trúc DN thì NH phải chuyển nợ thành vốn góp. Tuy nhiên, quy định hiện hành có hạn chế là tỉ lệ góp vốn của NH tham gia vào DN vượt 11% thì phải xin phép NH Nhà nước, do vậy NH thiếu chủ động. Do đó, tại hội nghị ngành NH tôi đã đề nghị cơ quan quản lý cần xem xét tháo gỡ việc này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận