27/11/2012 19:16 GMT+7

Hi Lạp được "giải cứu" nợ công

P.THÙY (Theo Reuters)
P.THÙY (Theo Reuters)

TTO - Sau 12 giờ thảo luận, bộ trưởng tài chính các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận giảm nợ công cho Hi Lạp.

wnjzGj7r.jpgPhóng to
Cờ Hi Lạp tung bay trong đêm đón tin vui giảm nợ công - Ảnh: Reuters

Biện pháp này nhằm nhanh chóng đưa ra khoản vay cần thiết nhằm níu giữ nền kinh tế gần như phá sản của Hi Lạp bớt ngập chìm trong nợ.

Các nhà cho vay quốc tế đã đồng ý một gói bao gồm các biện pháp giảm nợ cho Hi Lạp xuống còn 40 tỉ euro, giảm 124% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tới năm 2020. Trong cam kết mới, các bộ trưởng quyết tâm giúp giảm nợ của Hi Lạp xuống dưới 110% vào năm 2022.

“Khi Hi Lạp đạt được thặng dư cơ bản và thỏa mãn tất cả điều kiện, chúng tôi sẽ xem xét các biện pháp khác để giảm tổng nợ công” - Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết.

Theo ông Jean Claude Juncke, chủ tịch Eurozone, ngày 13-12 các bộ trưởng sẽ chính thức đưa ra các khoản cứu trợ chính cần thiết để tái tư bản hóa các ngân hàng đang bấp bênh của Hi Lạp, tạo điều kiện cho chính phủ có thể trả lương, lương hưu và thanh toán cho các nhà cung ứng.

Để giảm nợ cho Hi Lạp, các bộ trưởng đã đồng ý cắt giảm lãi suất các khoản vay chính thức, mở rộng kỳ hạn từ 15 đến 30 năm và cho Athens trì hoãn trả lãi suất 10 năm. Họ cũng đồng ý trao trả 11 tỉ euro lợi nhuận tích lũy từ các ngân hàng chính mà Ngân hàng Trung ương châu Âu mua lại từ trái phiếu của Chính phủ Hi Lạp trong thị trường thứ cấp. EU cũng đồng ý giúp đỡ Hi Lạp mua lại trái phiếu từ những nhà đầu tư tư nhân.

“Điều này sẽ giúp đỡ Hi Lạp rất nhiều bởi nó sẽ giúp Hi Lạp trụ lại trong khối euro và tránh tình trạng vỡ nợ. Bây giờ chúng tôi có nhiều thời gian để suy nghĩ tích cực về tăng trưởng, về tình trạng xã hội và làm cách nào để thi hành những quyết định khó khăn chúng ta đã chọn” - Bộ trưởng tài chính Hi Lạp Yannis Stournaras phát biểu.

Hi Lạp sẽ nhận đến 43,7 tỉ euro theo các giai đoạn nếu thỏa mãn các điều kiện Liên minh châu Âu đưa ra. Khoản cứu trợ vào tháng 12 sẽ bao gồm 23,8 tỉ cho các ngân hàng và 20,6 tỉ để trợ giúp ngân sách.

Hi Lạp là nước bị thiệt hại nặng nề nhất khi khủng hoảng kinh tế châu Âu bùng phát vào cuối năm 2009. Là nước gánh nhiều nợ nhất trong khu vực, nền kinh tế Hi Lạp đã sụt giảm 25% trong vòng 5 năm.

P.THÙY (Theo Reuters)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên