Hàng loạt hợp tác xã... rã đám
Phóng to |
Lựa chọn và làm sạch rau trước khi đóng gói tại Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Phước An, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hiếu bức xúc:
"Trong lúc Quốc hội xem xét để bấm nút thì nhiều HTX cũng cho biết đã chuẩn bị phương án giải thể" Ông Nguyễn Duy Hiếu |
Ở một số nước, người ta xử lý vấn đề nói trên theo cách khác, không đưa vào luật để hạn chế. Vẫn xác định HTX trước hết phải phục vụ lợi ích xã viên, song nếu sản phẩm, dịch vụ làm ra tốt, chất lượng thì phục vụ thêm cho cộng đồng, xã hội lại càng tốt hơn. Chẳng hạn ở Hàn Quốc, sản phẩm, dịch vụ của HTX nếu bán cho xã viên giá sẽ thấp hơn bán ra ngoài. Ở Singapore cũng vậy. Còn một số nước xử lý bằng biện pháp kinh tế, chẳng hạn nếu sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho xã viên được miễn thuế, còn bán bên ngoài phải đóng thuế.
Tôi cho rằng xử lý như cách vừa nêu sẽ rất kinh tế thị trường. Trong khi đó, dự thảo Luật HTX sửa đổi vẫn với tư duy mệnh lệnh hành chính, can thiệp vào thị trường. Một chủ thể kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vốn của người dân góp vào làm ăn, nó phải quyết định được sản phẩm, dịch vụ làm ra sẽ cung cấp cho ai, ở thị trường nào. Ngay cả doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước cũng không can thiệp một cách hành chính như vậy.
* Ông có thể phân tích nguyên nhân?
- Tôi cho rằng họ muốn “gò” bằng biện pháp hành chính để hi vọng HTX sẽ thể hiện đúng bản chất của nó, đi theo hướng xã hội nhiều hơn là kinh tế. Trong kinh tế thị trường, mọi biện pháp hành chính đều chất chứa những tác dụng tiêu cực. Dự thảo luật đưa vào nội dung “...HTX, liên hiệp HTX được cung ứng sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên, HTX thành viên theo tỉ lệ nhất định do điều lệ quy định trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ”. Điều này được hiểu Chính phủ can thiệp vào quyền chủ động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế do người dân góp vốn lập nên. Có lẽ không một nền kinh tế thị trường nào họ chủ trương làm chuyện này.
* Ông dự báo điều gì sẽ xảy ra khi điều luật đó có hiệu lực, hay nói cách khác sẽ tác động đến hoạt động của HTX?
- Trước hết HTX nếu đang làm sẽ giải thể trước khi luật có hiệu lực. Nhiều HTX đã nói với tôi như vậy. Và sau đó chẳng ai mặn mà lập HTX nữa. Do vậy, điều đó rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến chủ trương khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. Liên minh HTX TP.HCM và một vài liên minh HTX của tỉnh có trao đổi với nhau, cùng nói rằng nếu dự thảo Luật HTX sửa đổi thông qua như bản đưa ra góp ý kiến thì có ít nhất 50% HTX sẽ giải thể (cả nước có khoảng 19.000 HTX, trong đó 14.000-15.000 HTX đang hoạt động). Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tỉ lệ giải thể có thể sẽ cao hơn mức dự đoán này.
Trong Luật HTX hiện hành đã quy định rất rõ những khoản nào Nhà nước tài trợ thì khi giải thể phải chuyển về cho Nhà nước. Còn một số loại tài sản khác (cũng thuộc loại không chia trong quá trình hoạt động) nhưng khi giải thể thì do đại hội xã viên quyết định. Để giải quyết vấn đề này, quy định như luật hiện hành là sòng phẳng.
* Vậy theo ông, dự thảo Luật HTX sửa đổi phải chỉnh lý như thế nào?
- Tôi cho là Luật HTX năm 2003 (hiện hành) đã thể hiện khá đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng được thể hiện trong nghị quyết trung ương 5 về phát triển kinh tế tập thể. Chỉ cần sửa đổi, bổ sung những gì không phù hợp, còn những điều cốt lõi cần giữ nguyên quan điểm cơ bản của luật hiện hành. Chẳng hạn như cho đến nay vẫn thừa nhận HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, nhưng dự thảo luật thì gần như ngược lại, lẽ ra phải kế thừa luật hiện hành.
Ở đây tôi cho rằng những người soạn thảo đã lầm lẫn giữa bản chất HTX và hình thức tổ chức, hoạt động của HTX. Lấy bản chất của HTX để khẳng định đó không phải là doanh nghiệp là không đúng.
* Ông NGUYỄN NGỌC THÀNH (chủ nhiệm HTX nông nghiệp Xuân Lộc, Q.12, TP.HCM): Ngày nào xã viên cũng phải...uống sữa HTX chúng tôi có khoảng 4.500 xã viên. Mỗi ngày xã viên sản xuất khoảng 6.000 lít sữa bò. Nếu theo dự thảo Luật HTX sửa đổi quy định sản phẩm hay dịch vụ của HTX được cung ứng cho thị trường bên ngoài (không phải là xã viên) thì theo tỉ lệ do điều lệ quy định trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ, có lẽ ngày nào xã viên của chúng tôi cũng phải... uống sữa. Tương tự, HTX cũng có nuôi cá sấu, nếu theo quy định này thì xã viên cũng phải sử dụng sản phẩm từ cá sấu năm này qua năm khác... * Bà NGUYỄN THỊ BÍCH NGUYỆT (trưởng văn phòng đại diện phía Nam Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân VN, chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Nam Sài Gòn): Quá bất công! Dự thảo luật quy định “thành viên, HTX thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ trong thời hạn do điều lệ quy định nhưng không quá hai năm liên tục đối với HTX việc làm và không quá ba năm liên tục đối với các HTX, liên hiệp HTX” thì tư cách thành viên sẽ bị chấm dứt. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân sẽ gặp khó khăn với điều luật này. Ví dụ, thành viên Quỹ tín dụng nhân dân khi thiếu vốn đã được gia nhập để được vay vốn. Sau khi hoàn tất trả nợ, có thể 5-7 năm sau họ vay hoặc không vay lại, không thể biết trước được nhu cầu. Nhưng nếu căn cứ vào thời gian không sử dụng dịch vụ để “khai trừ” họ thì rất bất công. Một khi đã chấm dứt tư cách thành viên thì sau này sẽ khó gia nhập lại và như vậy sẽ phức tạp. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận