Phóng to |
Ông Bùi Quang Vinh - Ảnh: VIỆT DŨNG |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư BÙI QUANG VINH đánh giá:
- Dù muốn hay không, chúng ta không chỉ trông cậy vào nguồn ngân sách rất nhỏ bé trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Do vậy, đòi hỏi phải thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Nếu không giải quyết được bài toán này, chắc chắn việc phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư chung của xã hội sẽ gặp khó khăn, kinh tế cũng sẽ không thể tăng trưởng được.
"Tới đây chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Giao thông vận tải để xem xét thu hồi những dự án hạ tầng đã giao cho nhà đầu tư nhưng chậm trễ trong triển khai, có biểu hiện xí phần để đó... nhằm kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, từng bước tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng" |
- Chúng tôi kỳ vọng vào đột phá ở TP.HCM. Và trước những đòi hỏi như vậy, Bộ Kế hoạch - đầu tư phải có trách nhiệm đề xuất các cơ chế, chính sách để khai thác các nguồn lực đầu tư phát triển đất nước, đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước. Bộ có cuộc làm việc với TP.HCM để cùng tìm ra các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc nhằm đạt mục tiêu mở toang cửa chào mời các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Đến nay, chúng tôi đã thống nhất đưa ra nguyên tắc những gì tư nhân làm được và làm có hiệu quả, thì Nhà nước nên dành lĩnh vực đó cho tư nhân đầu tư. Trên cơ sở đó, phần ngân sách ít ỏi sẽ được dành cho những lĩnh vực mà tư nhân không làm được hoặc không muốn làm vì không hiệu quả. TP.HCM có những điều kiện thuận lợi, tốt nhất để có thể thí điểm thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nên rất kỳ vọng ở thành phố này.
* Nhưng thực tiễn còn khá nhiều bất cập, rào cản cần sửa đổi, bổ sung?
- Tất nhiên, đây là quá trình vô cùng khó khăn. Muốn làm được, chúng ta phải sửa rất nhiều luật và các quy định liên quan nhằm tạo ra môi trường, hành lang pháp lý chặt chẽ. Có những bất cập về cơ chế chính sách đã thấy rồi, cần sửa đổi nhưng phải có thời gian. Ngoài ra, có những cái mới mà trong thực tiễn chưa có tiền lệ, đang trong thời gian nghiên cứu, ví dụ như hình thức PPP. Đến nay chúng ta chưa có kinh nghiệm và đang phải học kinh nghiệm quốc tế từ xây dựng khung pháp lý, chính sách đến tổ chức thực hiện hình thức này.
* Chính sách thiếu ổn định, sự công khai và minh bạch... vẫn là những yếu tố gây lo lắng cho nhà đầu tư. Bộ Kế hoạch - đầu tư sẽ làm gì để tháo gỡ các rào cản này?
- Đấy chính là một đòi hỏi khách quan. Nếu đáp ứng những yêu cầu đó thì các nhà đầu tư mới yên tâm bỏ tiền vào. Không ai bỏ tiền vào mà các vấn đề tài chính không minh bạch. Cũng không ai bỏ tiền vào mà chính sách hôm nay thì thế này, ngày mai lại thay đổi. Do vậy, để làm được hai việc đấy thôi (minh bạch và ổn định chính sách), hệ thống chính sách phải thay đổi, thậm chí phải thay đổi cả về bộ máy, con người. Minh bạch nói rất dễ nhưng làm rất khó. Phải có những cơ chế chính sách bắt buộc phải minh bạch. Nhà nước hỗ trợ đến mức nào, nhà đầu tư phải đầu tư đến đâu, chia sẻ rủi ro với nhau ra sao... Tất cả đều phải được quy định rất cụ thể, không có vấn đề gì phải xin - cho ở đây.
Bộ KH&ĐT đang hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như WB, ADB, JICA... để họ hỗ trợ VN xây dựng khung chính sách đáp ứng yêu cầu cho loại hình đối tác công tư (PPP). Bộ và UBND TP đã thống nhất sẽ lựa chọn một số dự án tại TP này có tính khả thi, khả năng hoàn vốn cao để thực hiện thí điểm. Việc thí điểm cần thời gian dài, với hi vọng sẽ thành công từng bước chứ không làm kiểu nóng vội. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận