Phóng to |
Ông Trần Văn |
* Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi, theo ông, đâu là trật tự ưu tiên cần thiết hiện nay?
- Chúng tôi cho rằng vấn đề cơ bản nhất vẫn là ưu tiên đầu tư cho con người, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cần ưu tiên cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt tập trung tháo gỡ những “nút cổ chai” trong nền kinh tế hiện nay, đó là đầu tư vào các tuyến giao thông huyết mạch, các công trình, dự án quan trọng quốc gia như: tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 1A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, kênh Chợ Gạo, quốc lộ 51 đoạn TP.HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu...
"Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ sắp xếp việc phân bổ ngân sách theo một trật tự ưu tiên, tập trung hỗ trợ cho một số công trình, nhiệm vụ quan trọng cấp bách hơn, có thể hoàn thành dứt điểm trong năm 2012" Ông Trần Văn |
- Lâu nay các ý kiến đề cập đến vấn đề đầu tư dàn trải chủ yếu phản ảnh về đầu tư hạ tầng. Trong chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế mà Chính phủ trình Quốc hội kỳ họp này đã nêu rõ việc tái cơ cấu đầu tư, đánh giá lại toàn bộ tình hình và cơ cấu đầu tư phát triển trong thời gian qua. Về phía Ủy ban Tài chính và ngân sách, khi thẩm tra phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2012 cũng đã nêu rõ ý kiến về một số vấn đề.
Đơn cử về hỗ trợ cơ sở hạ tầng du lịch, Chính phủ phân bổ 820 tỉ đồng cho 55 tỉnh là quá dàn trải, mức đầu tư này không tạo điều kiện cho các tỉnh đủ nguồn lực thực hiện các dự án cho du lịch. Vì vậy chúng tôi cho rằng nên tập trung vào một số tỉnh có trọng điểm du lịch nhưng còn gặp khó khăn.
Theo đó, Chính phủ nên cơ cấu lại lĩnh vực này, tránh dàn trải, tập trung nhiều hơn cho các trung tâm du lịch mang tầm quốc gia như cố đô Huế, Hội An, Hạ Long... Hoặc về bổ sung vốn để thực hiện các dự án, công trình quan trọng cho các tỉnh (35.810 tỉ đồng), đây là chủ trương đúng, tuy nhiên phương án bố trí vốn của Chính phủ cho thấy còn dàn trải khi phân bổ cho 25 chương trình, có những địa phương một chương trình chỉ được bố trí từ 2-4 tỉ đồng.
* Nhiều ý kiến cho rằng thời gian tới NSNN cần dành phần đầu tư tương xứng để thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế?
- Dự toán chi NSNN năm 2012 đã thể hiện rõ việc chuyển hướng ưu tiên đầu tư cho con người (nguồn lực quan trọng nhất) và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Giảm tỉ trọng đầu tư từ NSNN vào kết cấu hạ tầng để dành dư địa nhiều hơn cho khu vực tư nhân. Câu hỏi đặt ra là giảm dần đầu tư công thì làm sao đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho tái cơ cấu nền kinh tế? Có những vấn đề không hẳn chúng ta phải đầu tư bằng tiền mà chỉ cần có cơ chế, chính sách đúng thì sẽ khơi thông được.
Do vậy, tới đây trong số những việc cần làm, nên tập trung đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia thực hiện xã hội hóa đầu tư, theo các hình thức BOT (đầu tư - khai thác - chuyển giao), PPP (hợp tác công tư)... Nhà nước có cơ chế, chính sách để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển, kể cả trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận