Phóng to |
Lượng khách đi lại mùa cao điểm rất nhiều, các hãng hàng không đang đề nghị tăng thêm giá vé vượt trần trong khoảng thời gian này - Ảnh: Lê Nam |
Phóng to |
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các hãng hàng không trình phương án tăng giá vé cụ thể từng đường bay trong tháng 10-2011 để bộ kiến nghị, trình Chính phủ.
Tăng sốc...
Theo đề xuất của các hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA), Jetstar Pacific (JP) và Air Mekong (AK), vé máy bay các chặng nội địa sắp tới sẽ cao hơn thêm 50% mức giá trần đang được Chính phủ cho phép áp dụng.
Cụ thể giá vé cao nhất cho hạng phổ thông chặng TP.HCM - Hà Nội sẽ là 3,345 triệu đồng/vé, nếu cộng thêm 10% thuế VAT và các phụ phí, người tiêu dùng sẽ phải trả lên đến gần 4 triệu đồng/vé. Chặng bay nội địa dài nhất hiện nay do hãng hàng không AK đang khai thác là Hà Nội - Phú Quốc sẽ có mức 4,095 triệu đồng/vé (các mức giá này chưa tính 10% thuế VAT và phụ phí).
Trả lời câu hỏi vì sao các hãng hàng không tiếp tục đề nghị tăng giá vé các chặng nội địa, trong khi mới tháng 4-2011 giá vé vừa được nâng lên mức trần mới cao hơn mức cũ trung bình gần 23%, đại diện các hãng hàng không cho rằng nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi. Hơn nữa đề xuất tăng giá vượt trần này chỉ được thực hiện trong các khoảng thời gian cao điểm nhu cầu đi lại của hành khách tăng đột biến, chẳng hạn dịp tết, hè.
Nhiều năm qua thị trường hàng không nội địa luôn bị tình trạng bay lệch đầu: trước tết từ TP.HCM ra miền Trung, miền Bắc các chuyến bay đầy 100% chỗ, nhưng chiều bay ngược lại chỉ đạt 10-15% công suất ghế. Sau tết tình trạng trên ngược lại với lượng khách quá tải ở đầu Hà Nội - TP.HCM.
“Nếu được tăng vượt mức giá trần, hãng hàng không sẽ lấy phần vượt trội này bù vào khoản lỗ của chuyến bay vắng khách, từ đó mới có thể mạnh dạn tăng thêm chuyến, thậm chí thuê thêm máy bay trong vài tuần (nếu thấy bay có lợi nhuận) để kinh doanh” - ông Tạ Hữu Thanh, phó tổng giám đốc JP, cho hay.
Ông Phạm Ngọc Minh, tổng giám đốc VNA, khẳng định nếu được tăng giá vé vượt trần, các hãng hàng không có thể cung cấp nhiều hạng mức, nhiều giá vé khác nhau cho hành khách nhiều lựa chọn hơn.
Theo ông Minh, những hành khách lên kế hoạch đi sớm (thường từ 40 ngày trở đi), bay buổi trưa, tối khuya vẫn có lựa chọn mua vé giá rẻ như hiện nay, khách mua càng sát ngày khởi hành phải chịu mua giá cao, thậm chí rất cao. Riêng các công ty du lịch, lữ hành đăng ký trước theo đoàn vẫn mua được vé giá rẻ.
Giá trần hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa hiện nay và mức đề xuất
Chặng bay (một chiều)<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Giá tối đa hiện nay chưa bao gồm 10% thuế VAT, lệ phí (đồng/chiều) |
Giá tối đa đang đề xuất chưa bao gồm 10% thuế VAT, lệ phí (đồng/chiều) |
TP.HCM - Ðà Nẵng |
1,481 triệu |
2,222 triệu |
TP.HCM - Hà Nội |
2,227 triệu |
3,34 triệu |
Phú Quốc - Hà Nội |
2,727 triệu |
4,09 triệu |
Chờ thị trường tự điều tiết
Nếu đề nghị này được Chính phủ thông qua, hành khách đi lại dịp tết sắp tới nếu mua vé trễ sẽ phải trả thêm một khoản tiền đáng kể. Câu hỏi đặt ra là liệu các hãng nhân dịp này sẽ bắt tay cùng “cắt cổ” hành khách để kiếm lợi nhuận? Ông Lại Xuân Thanh, phó cục trưởng Cục Hàng không VN, cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có biện pháp để giám sát, hạn chế tình trạng này.
Theo ông Thanh, mặc dù VNA vẫn đang chiếm thị phần lớn trên các đường bay nội địa, nhưng đã có hai hãng hàng không AK và JP đang cùng kinh doanh nên VNA không thể đưa ra giá quá cao chi phối hết thị trường. Đặc biệt, khả năng dịp tết sẽ có thêm sự tham gia của Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air, hiện hãng này đã hoàn tất thủ tục bắt buộc để cấp chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC).
Nếu không có gì thay đổi, dự kiến trong tháng 10-2011 Cục Hàng không sẽ cấp AOC cho Vietjet Air để ngay trong tháng 11-2011 bắt đầu khai thác các chặng nội địa. “Hãng nào cũng phải nhìn các đối thủ khác để đưa ra cơ chế kinh doanh thật linh hoạt, giá vé phù hợp với thị trường nên sẽ khó có chuyện giá vé trung bình bán cho khách quá cao” - ông Thanh dự đoán.
Ông Phạm Ngọc Minh cho biết theo phương án đề nghị tăng giá vượt trần của VNA, cộng tất cả các mức giá vé tăng vượt trần và các mức giá rẻ thì giá vé trung bình sẽ tăng thêm 15% so với mức hiện đang bán.
Các công ty du lịch lo lắng Ông Trần Quốc Bảo, trưởng phòng du lịch nội địa Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, cho biết đã lên kế hoạch chuẩn bị chào bán các tour du lịch mùa thu, tết với giá tour căn cứ vào mức giá vé máy bay hiện nay. Do vậy nếu vé máy bay tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá tour nội địa. “Giá tour trong nước sẽ mất cạnh tranh, nhiều người sẽ đi các tour nước ngoài bởi giá các tour này sẽ bằng hoặc rẻ hơn du lịch nội địa” - ông Bảo lo lắng. Tương tự, bà Bùi Viết Thủy Tiên, giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Asian Trails, cho biết giá tất cả các tour tham quan, du lịch VN trong năm 2012, thậm chí có một số đối tác đã mua luôn cả tour đến hết quý 1-2013 được tính toán căn cứ theo giá vé máy bay nội địa mà VNA đang bán hiện nay. “Du khách nước ngoài di chuyển giữa các điểm du lịch trong nước chủ yếu bằng máy bay, vì vậy nếu các hãng hàng không lại tăng giá vé nữa, giá tour chắc chắn sẽ bị đội lên, liệu khách có chấp nhận đến VN du lịch với giá cao như thế?” - bà Thủy Tiên than thở. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận