Phóng to |
Người dân chen chúc mua vàng tại một tiệm vàng ở Hà Nội (ảnh chụp ngày 26-8, thời điểm giá vàng biến động mạnh) - Ảnh: P.Phương |
Ông Trương Văn Phước - nguyên vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NH Nhà nước), hiện là tổng giám đốc NH Eximbank - cho biết:
- Nhiều năm qua NH huy động, cho vay vàng và có lúc đã huy động được khoảng 130 tấn vàng. Từ ngày 1-5, theo quyết định của NH Nhà nước, NH chấm dứt cho vay vàng, việc huy động vàng cũng thu hẹp dần cho đến 1-5-2013 để thu hồi nợ cũ, tất toán khoản vàng của dân đã gửi. Tuy vậy, vốn vàng trong dân còn rất lớn, ước tính của NH Nhà nước khoảng 300 - 500 tấn, không thể lãng phí nguồn vốn này.
Mới đây, NH Nhà nước công bố ý định huy động số vàng này. Đây là chủ trương đúng, do vậy có khác trước. Thay vì NH huy động và cho vay - mà theo NH Nhà nước hoạt động này có rủi ro - thì nay NH chỉ huy động, sau đó cho NH Nhà nước vay lại (thông qua mua tín phiếu NH Nhà nước) để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia và can thiệp thị trường khi cần thiết. Khi triển khai, tới đây, có huy động nhưng không cho vay vàng. NH cũng không chuyển hóa một phần vốn vàng thành VND để cho vay.
Theo quy định, NH Nhà nước không huy động vốn trực tiếp mà nơi này huy động thông qua các NH thương mại. Các NH sẽ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu huy động vàng của dân theo mức lãi suất do NH Nhà nước quy định và chỉ hưởng hoa hồng. Sau đó NH Nhà nước vay lại số vàng của NH thương mại thông qua mua tín phiếu NH Nhà nước. Do tín phiếu NH Nhà nước có thời hạn tối đa dưới 365 ngày nên NH Nhà nước sẽ có nhiều đợt phát hành để biến vốn ngắn hạn thành dài hạn.
* Vàng tài khoản có khác gì với vàng tài khoản mà Chính phủ đã yêu cầu đóng khi đóng cửa các sàn vàng, thưa ông? - Không có gì khác, nhưng nếu có biện pháp quản lý chặt thì không thể bị lạm dụng như khi còn sàn vàng. Việc quản lý này cần được đặt ra, cả với người mua kỳ phiếu, trái phiếu vàng và các NH. Với NH, trên cơ sở số vàng đã huy động của dân và được dùng để mua tín phiếu của NH Nhà nước, có thể ấn định tỉ lệ nhất định để các NH mua/bán trên tài khoản nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho số vàng đã huy động của dân. |
- Không thể huy động vàng rồi cất vào kho. Số vàng này phải được khai thác. Có thể sử dụng nghiệp vụ hoán đổi, dùng vàng đổi lấy ngoại tệ ở nước ngoài trong một thời gian nhất định. Việc hoán đổi này được thực hiện liên tục, hết đợt này đến đợt khác, sẽ tạo ra được nguồn ngoại tệ dài hạn cho dự trữ quốc gia.
Giả sử NH Nhà nước huy động được 130 tấn vàng, ngang với số vàng mà trước đây các NH thương mại đã huy động được, nếu đem phân nửa để hoán đổi lấy ngoại tệ thì cũng được khoảng 4 tỉ USD. Khi gửi vàng, bên nhận vàng phải trả lãi và ngược lại khi đổi lấy ngoại tệ, số ngoại tệ này cũng được khai thác để sinh lãi, trả lãi vay vàng của dân.
Trong trường hợp giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với giá thế giới, NH Nhà nước dùng một phần của số vàng này can thiệp thị trường sẽ tiết kiệm được ngoại tệ để nhập khẩu vàng.
* Gần đây NH không còn huy động tiết kiệm vàng, chỉ huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá do vậy không được rút trước hạn. Tới đây quy định này có làm mất tính hấp dẫn người dân gửi vàng vào NH?
- Để biến vốn vàng thành một nguồn lực thì cần phải có tính ổn định. Vì thế, khi huy động vàng không theo hình thức tiết kiệm (có thể rút trước hạn) mà là huy động thông qua giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu vàng... (không được rút trước hạn).
Tuy nhiên, phải hài hòa quyền lợi của người gửi vàng. Vàng liên tục biến động, người có vàng luôn khai thác biến động sao cho có lợi. Họ không mua trái phiếu vàng rồi ngồi chờ đáo hạn mà bỏ qua cơ hội khi giá biến động. Do vậy, NH phải cung cấp cho họ những dịch vụ ngoại hối chất lượng nhất để đảm bảo rằng họ vẫn có thể bán, rồi mua lại số vàng này...
* Dịch vụ này như thế nào và có mâu thuẫn với chủ trương huy động số vàng trong dân, nhất là khi dân rút vàng thì một lượng vàng miếng lại được đưa ra thị trường?
- Trong trường hợp người dân mua trái phiếu vàng, dù chưa đến hạn vẫn có thể lấy vàng để bán. Họ có thể cầm cố, chiết khấu lại giấy tờ đã gửi vàng để lấy vàng bán. Nhưng nếu ai cũng lấy vàng miếng ra bán thì lại phức tạp, tốn kém. Không thể để thị trường vàng mãi lệ thuộc vào vàng miếng, mua/bán cũng bất tiện, vì thế cần có vàng tài khoản.
Hơn nữa, không có vàng tài khoản thì NH khó đảm bảo được tính thanh khoản khi huy động vốn vàng của người dân. Người mua trái phiếu vàng nếu muốn bán thì mở tài khoản vàng và bán. NH sau khi mua thì bán lại số vàng đó trên tài khoản ở nước ngoài và ngược lại. Không có miếng vàng nào được đưa ra thị trường, vì là vàng tài khoản nên giá vàng trong và ngoài nước liên thông với nhau, chênh lệch giữa giá mua và bán không lớn, khỏi mất công chờ chực nhận vàng miếng rồi vận chuyển...
Góp phần tăng dự trữ ngoại hối * Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, một số nước đã huy động vốn vàng để hoán đổi lấy ngoại tệ. Có nước cho phép NH thương mại thực hiện việc này. Tại VN, nên để NH Nhà nước thực hiện cho chặt chẽ. Ngay trường hợp không muốn hoán đổi với nước ngoài lấy ngoại tệ thì lượng vàng huy động có thời hạn trên một năm vẫn được coi là dự trữ ngoại hối quốc gia. Hiện nợ nước ngoài của VN khoảng 44 tỉ USD (trong đó nợ và nợ do Chính phủ bảo lãnh khoảng 32,5 tỉ USD). Giả sử NH Nhà nước huy động được 300-500 tấn vàng, tương đương 18-30 tỉ USD, cũng cân đối đáng kể với nợ nước ngoài. Dự trữ cao sẽ tăng vị thế của nền kinh tế, giá trị đồng tiền và niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào VN. * Gần đây, do không được cho vay vàng, với NH không còn là vốn nên lãi suất huy động giảm dần, từ mức 4-5% nay chỉ còn 0,2-1%/năm, thậm chí có lúc NH chỉ “giữ hộ” vàng cho khách hàng mà không trả lãi. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận