Phần lớn ý kiến ủng hộ “đường bay vàng” và đề nghị đây là một đề tài khoa học mà Viện Khoa học hàng không nên chủ trì các cuộc hội thảo và công khai những tài liệu nghiên cứu, chính thức cho mọi người biết.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận xét: “Về mặt khoa học, đường bay mới ngắn hơn, tiết kiệm xăng dầu, tiết kiệm khấu hao máy móc... Về vấn đề an toàn thì đường bay mới nằm vùng bên trong ít bị gió hơn vùng ngoài biển. Theo tôi, áp dụng đường bay mới sớm chừng nào có lợi chừng đó”. Theo TS Tống, hiệp định bầu trời mở rộng bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010, khi đó máy bay của một quốc gia thành viên ASEAN được bay tới thủ đô của bất kỳ nước thành viên nào là điều kiện thuận lợi để mở đường bay thẳng này.
_____________
Tin bài liên quan:
22 năm, 1 phòng họpTiếp tục nắn lại đường bay hiện hữuChưa chấp thuận đường bay vàngĐề xuất ngưng triển khai “đường bay vàng”Cược 5 triệu USD cho hiệu quả “đường bay vàng”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận