Phóng to |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
* Trước tình trạng giá cả leo thang, liệu Chính phủ có xem xét lại việc tăng giá điện từ ngày 1-7 tới hay không?
- Nếu theo văn bản cũ, giữa năm nay sẽ tăng giá điện nhưng bây giờ tình hình thay đổi thì phải cân nhắc, đánh giá đầy đủ hơn, phù hợp với tình hình hơn. Đến giờ này chúng tôi chưa nhận được phương án của Tập đoàn Điện lực VN và Bộ Công thương nên các bộ chưa có ý kiến chính thức báo cáo Thủ tướng.
* Thưa ông, hiện Chính phủ chọn mục tiêu nào: kiềm chế lạm phát hay tăng trưởng?
- Vẫn phải đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu. Vẫn phải tăng trưởng mới giải quyết được các vấn đề khác. Nhưng phải chú trọng đặc biệt đến kiểm soát tăng giá, vì nếu không thì tăng trưởng sẽ không có ý nghĩa. Mục tiêu của chúng ta cuối cùng là đảm bảo đời sống tốt hơn. Nếu không làm được điều đấy là không thành công.
* Chính phủ có lường trước rằng những giải pháp vừa đưa ra ngoài tác động tích cực có thể gây tác động xấu không?
Giảm tăng cung chứng khoán Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết nhằm bình ổn thị trường chứng khoán, cùng với việc Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước mua vào một số cổ phiếu thì sẽ giãn lịch phát hành ra công chúng của các công ty để giảm tốc độ tăng cung hàng hóa. Đối với việc mua cổ phần của công ty đại chúng chưa niêm yết, ông Ninh cho biết trước mắt sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua với hạn mức 40%, sau đó sẽ nghiên cứu cho phép mua với mức cao hơn. |
* Thưa ông, vì sao chúng ta nói chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhưng đời sống lại đi xuống?
- Tôi thừa nhận đúng là giá cả tăng ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, tâm trạng của người dân, tác động đến từng gia đình. Vợ tôi đi chợ về cũng nói: "Ông ơi sao giá tăng thế?". Nhưng có một bộ phận dân được lợi, ví dụ ở lĩnh vực lương thực, thực phẩm. Vừa rồi Thủ tướng vào Tây nguyên, tôi có đi theo thì thấy nông dân rất phấn khởi. Cho nên câu hỏi này nếu có thì sẽ trao đổi bằng con số cụ thể, bằng phân tích cụ thể, bộ phận nào giảm thật sự, bộ phận nào giữ, bộ phận nào tăng, bộ phận nào bị ảnh hưởng thật sự...
Từ 10-3, mở rộng biên độ mua bán ngoại tệ Ông Nguyễn Đồng Tiến, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết ngày 7-3 Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định mở rộng biên độ mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại so với tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng thêm ± 0,25% từ ngày 10-3 (tăng từ ± 0,75% lên ± 1%). Một giải pháp khác là tiếp tục hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để đảm bảo khả năng thanh toán. Trước mắt ấn định mức trần lãi suất trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở xoay quanh 9 - 10%/năm và thực hiện việc đưa tiền ra, rút tiền về một cách nhịp nhàng, tác động điều tiết và ổn định lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại, đảm bảo lãi suất thực dương nhưng không gây trở ngại cho nhu cầu vay vốn có hiệu quả. Các ngân hàng sẽ không được áp dụng hình thức khuyến mãi bằng tiền và hiện vật đối với người gửi tiền để thu hút tiền gửi, làm dịch chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại, gây xáo trộn thị trường tiền tệ. |
----------------------
Chống lạm dụng vị thế độc quyền để kiếm lời
Trong cuộc họp ngày 7-3, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan được giao trách nhiệm tập trung kiểm soát tốt thị trường, chống đầu cơ găm hàng tăng giá, đặc biệt là lạm dụng vị thế độc quyền để kiếm lời. Cục Thuế TP được giao trách nhiệm tiếp tục kiểm tra các đơn vị được điều chỉnh giảm thuế nhưng không giảm giá hàng hóa, dịch vụ... Ngoài ra, phải làm rõ các chi phí bất hợp lý để có giá bán hàng hóa, dịch vụ hợp lý.
Lãnh đạo UBND TP yêu cầu đặt chế độ kiểm tra thường xuyên giá cả, chất lượng mặt hàng xăng dầu; kiểm tra chấn chỉnh, xử lý nghiêm các điểm dịch vụ giữ xe quá giá qui định... Các sở - ngành cũng được giao trách nhiệm không để xảy ra việc lợi dụng giá cả biến động của một vài mặt hàng nguyên liệu để điều chỉnh tăng giá đột biến, đặc biệt là thuốc y tế...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận