22/12/2007 09:19 GMT+7

Dệt may trở thành "anh cả"

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TT - Với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,7 tỉ USD năm 2007, tăng 32% so với 2006, dệt may đã qua mặt "anh cả” dầu thô, trở thành mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu ấn tượng nhất trong năm. Trước đó, nhiều nhận định cho rằng ngành dệt may sẽ "ngã dúi dụi" trong năm 2007 khi phải đối mặt rất nhiều khó khăn tưởng chừng khó có thể vượt qua.

lJg14bXN.jpgPhóng to

Mục tiêu của ngành dệt may VN đặt ra trong năm 2008 lên đến 9,5 tỉ USD Ảnh: T.V.N.

TT - Với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,7 tỉ USD năm 2007, tăng 32% so với 2006, dệt may đã qua mặt "anh cả” dầu thô, trở thành mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu ấn tượng nhất trong năm. Trước đó, nhiều nhận định cho rằng ngành dệt may sẽ "ngã dúi dụi" trong năm 2007 khi phải đối mặt rất nhiều khó khăn tưởng chừng khó có thể vượt qua.

Vạn sự khởi đầu nan

Đầu năm, khi nhận định về tình hình xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2007, ông Lê Quốc Ân - chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas) - đã đưa ra hàng loạt thách thức khắc nghiệt mà doanh nghiệp (DN) phải đối mặt. Trong đó có khó khăn nhất là chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ VN do Chính phủ Mỹ thực hiện. Áp lực càng gia tăng nặng nề khi hầu hết chi phí đầu vào sản xuất đều tăng hơn 40% so với năm ngoái.

Xuất nhiều, nhập cũng nhiều

Để có thể xuất được số hàng dệt may trị giá 7,7 tỉ USD, VN phải chi tới 5,2-5,3 tỉ USD để nhập nguyên phụ liệu sản xuất. Như vậy, giá trị mà ngành dệt may tạo ra để thực hưởng vẫn quá khiêm tốn, chỉ khoảng 25-30% kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng chính là tồn tại của ngành dệt may khi ngành này vẫn chưa xóa được đặc thù của mình là "gia công - bán sức lao động".

Cảnh báo này đã thành sự thật khi nhiều đơn hàng của quí 1-2007 giảm mạnh khi cơ chế giám sát đặc biệt của Mỹ chính thức áp lên năm nhóm hàng dệt may gồm quần, áo sơmi, đồ lót, đồ bơi và áo len. "Dù chỉ mới dừng ở việc giám sát số liệu, nhưng chương trình này đã gây một số bất lợi lẫn thiệt hại rất lớn đối với ngành khi hàng loạt nhà nhập khẩu lớn tạm ngừng, thậm chí rút đơn đặt hàng ở VN nhằm giảm thiểu rủi ro" - ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch Vitas, cho biết.

Vượt trắc trở, tăng ngoạn mục

Nhưng chính các DN chứ không ai khác đã chủ động thoát khỏi các tình huống khó khăn. Những khuyến cáo liên tục của Vitas và Bộ Công thương yêu cầu các DN phải kiên quyết nói "không" với việc chuyển tải bất hợp pháp để tránh gia tăng mức độ nguy hiểm có khả năng dẫn đến điều tra chống bán phá giá đã được các DN thực hiện nghiêm túc. Toàn bộ hệ thống sổ sách liên quan đến lý lịch và chi phí đầu vào của lô hàng xuất khẩu để phục vụ công tác kiểm tra (nếu có từ phía Mỹ) đều được các DN chuẩn bị chu đáo.

Phải thông thoáng hơn cho DN dệt may

Theo ông Khu, để dệt may có thể đạt mục tiêu đề ra trong năm 2008, ngay bây giờ Bộ Công thương cần phối hợp đồng bộ hơn nữa với Phòng Thương mại và công nghiệp VN để ngăn chặn hoạt động gian lận xuất xứ hàng hóa.

Đồng thời, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu Bộ Công thương rà soát trong mặt hàng dệt may phải mất bao nhiêu ngày thì DN mới giao được hàng, cần bao nhiêu con dấu thì ra được đến cảng, nhằm loại bỏ các công đoạn không cần thiết, rườm rà mất thời gian.

Chính sự chủ động thực hiện một cách đồng bộ này đã mang lại kết quả rất khả quan cho thị trường Mỹ khi tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu cứ ngày một tăng dần. Sau quí 1 tương đối "u ám", ngành dệt may đã tăng tốc xuất khẩu từ tháng tư trở đi, liên tiếp đạt mức xuất khẩu trung bình trên 500 triệu USD/tháng, thậm chí có các tháng liên tiếp đạt mức kỷ lục trên 700 triệu USD/tháng vào quí 3-2007.

Các DN cũng đã chủ động hơn trong việc tự mình mở rộng tìm kiếm thị trường mới. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ mang về 4,4-4,5 tỉ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu. EU đạt 1,4-1,5 tỉ USD, chiếm 18%. Nhật dù chỉ chiếm 9% nhưng cũng mang về hơn 700 triệu USD.

Năm 2008: ngưỡng mới 9,5 tỉ USD

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu, mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2008 phải đạt 9,5 tỉ USD, tăng gần 22% so với năm 2007. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với các DN.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành dệt may VN năm 2008 vẫn tái xác định thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 55% trên tổng kim ngạch xuất khẩu (tương đương 5,3-5,5 tỉ USD), tiếp sau là EU, chiếm khoảng 1,6-1,8 tỉ USD...

Thị trường Mỹ dù rất quan trọng nhưng tiềm ẩn rủi ro. Theo ông Diệp Thành Kiệt - phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek), chương trình giám sát vẫn được phía Mỹ duy trì. "Dù muốn hay không, tâm lý của nhà nhập khẩu vẫn không thoải mái, đặc biệt là các nhà nhập khẩu lớn" - ông Kiệt nhận định.

Với thị trường EU, nếu các doanh nghiệp tiếp tục khai thác tốt thì có thể "sống tốt" khi nhu cầu hàng dệt may của EU rất đa dạng. Cũng có trở ngại là vào năm tới EU sẽ bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, đẩy sức cạnh tranh của các DN trong nước so với DN Trung Quốc ngày càng khốc liệt hơn về giá và khả năng cung ứng đơn hàng lớn.

Riêng thị trường Nhật, dù chiếm tỉ trọng khiêm tốn nhưng đây vẫn là thị trường "ăn chắc mặc bền" đối với các DN đã xây dựng được niềm tin với khách hàng Nhật. Cơ hội sẽ mở rộng cửa hơn cho tất cả DN nếu trong năm sau Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện VN - Nhật (VJEPA) được đẩy mạnh đàm phán. "Bộ Công thương phải nỗ lực hết sức để có được kết quả đàm phán tốt nhất, sao cho thuế của VN vào thị trường Nhật từ 10% xuống còn 0%, trong đó có hàng dệt may" - ông Khu nhấn mạnh.

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên