25/10/2011 14:00 GMT+7

Thể thao Việt Nam đặt mục tiêu top 10 châu Á

TTO
TTO

TTO - Chiều 25-10, 8 khách mời của thể thao VN đã có mặt tại tòa soạn Tuổi Trẻ tại TP.HCM và Hà Nội để trả lời hàng trăm câu hỏi của bạn đọc trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Từ SEA Games nghĩ về Olympic".

qlKeVyEJ.jpgPhóng to
Các khách mời tại tòa soạn Tuổi Trẻ Online ở TP.HCM. Từ trái sang: vận động viên điền kinh Vũ Thị Hương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT ông Lâm Quang Thành, vận động viên cử tạ Thạch Kim Tuấn, HLV cử tạ Nguyễn Hữu Trí, HLV điền kinh Nguyễn Đình Minh - Ảnh: Thanh Đạm
MqraIt6X.jpgPhóng to
Các khách mời tham dự buổi giao lưu trực tuyến tại Văn phòng Tuổi Trẻ ở Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Khách mời của buổi giao lưu trực tuyến gồm:

- Ông Lâm Quang Thành - phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, trưởng đoàn thể thao VN tại SEA Games 26;

- Ông Hoàng Vĩnh Giang - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy ban Olympic VN;

- Bà Nguyễn Kim Lan - trưởng bộ môn thể dục dụng cụ Tổng cục TDTT;

- Ông Nguyễn Đình Minh - HLV đội tuyển điền kinh VN;

- Ông Nguyễn Hữu Chí - HLV đội cử tạ VN;

- VĐV Phan Thị Hà Thanh - HCĐ giải vô địch dụng cụ thế giới đồng thời đoạt vé đến Olympic London 2012

- VĐV Vũ Thị Hương (điền kinh), hai năm liên tiếp đoạt danh hiệu “VĐV xuất sắc nhất VN” đồng thời là đương kim vô địch SEA Games ở hai cự ly chạy 100m, 200m.

- VĐV Thạch Kim Tuấn (cử tạ), phá hai kỷ lục tại Giải trẻ châu Á năm 2011, HCV Olympic trẻ năm 2010.

Hà Thanh đoạt vé đến Olympic London 2012Quyết bảo vệ thành công 2 HCV tại SEA Games 2011Cử tạ hi vọng kiếm suất đến London 2012

SAU ĐÂY LÀ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU

* Nhiều vận động viên Việt Nam vô địch thế giới và nhất là bóng đá, em mong muốn Việt Nam sẽ sớm vào WORLD CUP (Trần Minh Hoàng, 27 tuổi, minhhoangtran84@...)

- Ông Lâm Quang Thành (phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, trưởng đoàn thể thao VN tại SEA Games 26): Lòng mong muốn của nhiều người dân Việt Nam là đội tuyển bóng đá sẽ tham dự World Cup. Chúng ta phải nỗ lực thật nhiều, tập trung đầu tư có hệ thống, khoa học để sớm lọt vào vòng chung kết World Cup. Thông tin thêm là các nước trong khối ASEAN đang cố gắng đăng cai tổ chức World Cup vào năm 2030.

6IdmYYPV.jpgPhóng to
Ông Lâm Quang Thành chăm chú trả lời độc giả - Ảnh: Thanh Đạm

* Thưa HLV Huỳnh Hữu Chí. Ông có tin rằng không bỏ thi đấu SEA Games là đúng đắn? Nếu chẳng may Tuấn chấn thương thì sao? Thực sự chúng tôi rất lo ngại vì hai giải đấu thế giới và SEA Games quá sát nhau (Hữu Nguyên, 31 tuổi, Nguyennt@...)

- HLV Huỳnh Hữu Chí: Tôi nghĩ là đúng. Thầy và trò chúng tôi đã chuẩn bị cho việc tham dự hai giải vô địch thế giới và SEA Games với thời điểm cách nhau là 13 ngày vì hai giải này đều có tầm quan trọng. Trong tập luyện đối với VĐV cử tạ hai ngày tập cũng như thi đấu đều có trong kế hoạch hàng tuần.

Tuy nhiên hiện tại chúng tôi chỉ sợ đường bay dài từ TP.HCM tới Palempang (Indonesia) sẽ làm mất sức rất nhiều của Tuấn. Đó là việc chúng tôi chưa dự kiến trong kế hoạch ban đầu.

* Vũ Thị Hương có đề ra chỉ tiêu đạt chuẩn Olympic London tại SEA Games này. Theo Hương, cơ hội giành vé đến London của Hương có còn không và khả năng thế nào? (Đức Tuấn, 32 tuổi)

- VĐV Vũ Thị Hương: Hương mới hết chấn thương nên thời gian chuẩn bị đạt chuẩn Olympic rất khó khăn. Vì thế, Hương không đặt chỉ tiêu này tại SEA Games. Tuy nhiên, Hương sẽ cố gắng hết sức, thi đấu tốt nhất tại thời điểm hiện tại. Hương nghĩ khả năng đạt chuẩn Olympic còn vì Hương vẫn còn thời gian để tập luyện và thi đấu tại một giải nào đó để đạt chuẩn trong năm 2012. Hương rất tự tin sẽ đạt được điều đó.

* Thưa HLV Nguyễn Đình Minh, với việc không thi đấu giải nào từ khi ở Đức về đến nay, anh có tin Vũ Thị Hương có thể hoàn thành chỉ tiêu 2 HCV SEA Games? (quynhhoa, 31 tuổi, hoathuy21@....)

- HLV Nguyễn Đình Minh: Tuy Vũ Thị Hương có hơi khó khăn sau chấn thương từ chuyến tập huấn tại Đức nhưng chúng tôi vẫn đặt chỉ tiêu bảo vệ 2 HCV tại SEA Games của Vũ Thị Hương.

W6Sc7OcE.jpgPhóng to
Vận động viên cử tạ Thạch Kim Tuấn (trái) và HLV cử tạ Nguyễn Hữu Trí (bìa phải) cùng trả lời câu hỏi của độc giả - Ảnh: Thanh Đạm

* Chào Kim Tuấn, được biết em sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình không có nhiều điều kiện lắm, vậy làm thế nào để em có đầy đủ sức khỏe theo môn thể thao tốn kém này? Mục tiêu của Tuấn tại SEA Games này là gì? Nhân đây, tôi cũng muốn hỏi HLV Huỳnh Hữu Chí, điều gì ở Tuấn khiến ông hài lòng nhất? (Lực Sỹ nghèo, 37 tuổi, lucsy@....)

- VĐV Thạch Kim Tuấn: Đầu năm 2006 tôi chỉ muốn tập luyện môn tạ vừa có sức khỏe và đỡ gánh nặng cho chị, vì bước chân vào tập luyện ban đầu tôi đã có được chế độ hàng tháng là 240.000đ, Điều đó là rất quý ở lứa tuổi 12 của tôi vào lúc ấy. Tuy nhiên càng tập luyện, tôi càng thấy đam mê hơn nhất là sau khi tôi giành được 2 HCĐ giải thiếu niên quốc gia đầu năm 2007 ở hạng cân 50kg. Số tiền thưởng này, tôi đã mua được chiếc xe đạp đầu tiên, và từ đó, càng cảm thấy phải quyết tâm hơn. Mục tiêu của tôi là nỗ lực để có thể đạt được HCV tại SEA Games 26 mà Việt Nam đã không có được ở hạng cân 56kg trong 2 kỳ trước.

- HLV Huỳnh Hữu Chí: Tôi rất hài lòng về Tuấn. Kể từ khi bắt đầu tập cho đến nay Tuấn ít khi nghĩ một buổi tập nào. Và rất ít nói trong lúc tập luyện.

* Câu hỏi cho Phan Thị Hà Thanh: Khi bước chân theo TDDC mới 6 tuổi đầu, làm cách nào Thanh có thể vượt qua được khó khăn trong quá trình tập luyện. Tôi xem các clip các VĐV Trung Quốc tập TDDC trên mạng vô cùng vất vả, đau đớn, thậm chí lúc bé hay bị HLV đánh đập, dọa nạt, chị có bị như vậy ? (Hàn Đan, 40 tuổi, 0@...)

- VĐV Hà Thanh: Đối với các VĐV của Trung Quốc họ có những bài tập cần phải huấn luyện viên có sự nghiêm túc nhưng ở Việt Nam không có sự đánh đập. Các HLV đôi khi chỉ mắng để chúng tôi có sự tập trung nghiêm túc trong tập luyện.

Do bố mẹ muốn tôi đi tập từ lúc 6 tuổi vì sức khỏe yếu. Rất tình cờ khi cô huấn luyện viên ở Hải Phòng đi tuyển ở các trường tiểu học và mình đã tham gia tuyển chọn. Do thể hình nhỏ có lợi cho tập luyện nên đã được các thầy cô chọn.

Có một lần tôi sợ đi tập và nghỉ ba tháng. Sau đó thầy cô đến và động viên gia đình để tôi có thể tiếp tục tập luyện. Theo đánh giá của thầy cô thì tôi có năng khiếu trong môn TDDC này và đây là động lực để tôi tiếp tục cố gắng tập luyện.

* Như chủ đề của buổi giao lưu, theo ông phải chăng những khách mời lần này là niềm hy vọng của thể thao VN tại Olympic sắp tới? Được biết, Trung Quốc đã mất nhiều năm chuẩn bị để có những "gà chọi" cho Olympic, còn thể thao VN thì sao thưa ông Thành và ông Đình Minh? (Nguyễn, ...gmail.com)

- HLV Nguyễn Đình Minh: Hiện nay vài VĐV điền kinh VN có khả năng đạt chuẩn tham dự Olympic. Tuy nhiên vấn đề đạt chuẩn thực ra không đơn giản. Như Trung Quốc đã phải đầu tư rất nhiều năm, VN chúng ta đã có sự đầu tư vài năm gần đây và hi vọng chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu đặt ra ở đấu trường Olympic.

* Vấn đề trọng tài luôn là vấn đề bức xúc của đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ̀ SEA Games. Vậy đoàn Thể thao Việt Nam chúng ta đã chuẩn bị như thế nào để xử lý với vấn đề này? (nguyễn lê hoàng thanh, 20 tuổi, nguyenlehoangthanh214@...)

Để khắc phục việc đáng tiếc do trọng tài thì các nước trong đó có VN cần phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, củng cố đội ngũ trọng tài, đưa họ hòa nhập vào làng trọng tài của đại hội từ SEA games đến Asiad và Olympic.

- Ông Hoàng Vĩnh Giang (phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam): Trọng tài bao giờ cũng là vấn đề hóc búa đối với thành tích của đoàn TTVN. Trong đấu trường SEA Games kể cả đấu trường Asiad, Olympic cũng có không ít những môn thể thao mà được đánh giá bởi cảm tính chủ quan của trọng tài. Để khắc phục việc đáng tiếc do trọng tài thì các nước trong đó có VN cần phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, củng cố đội ngũ trọng tài, đưa họ hòa nhập vào làng trọng tài của đại hội từ SEA games đến Asiad và Olympic.

Nhin vào bóng đá thì biết trọng tài quan trọng đến mức độ thế nào. Trong thi đấu boxing, vật chỉ một vài lỗi nhận định là mất huy chương là điều không lạ. Vì vậy mỗi khi các cuộc thi đấu đoàn TTVN được cử trọng tài thì bằng mọi giá phải đưa họ đi vì đó là điều kiện làm cho cuộc thi đảm bảo được công bằng hơn.

* Đội tuyển bóng đá nam U23 Việt Nam có đủ khả năng giành được chiếc HCV SEA Games lần này hay không? Mục tiêu của đoàn thể thao Việt Nam lần này là đoạt bao nhiêu huy chương vàng? Xếp hạng mấy chung cuộc? Căn cứ vào những gì để các ông/bà đưa ra nhận định như thế? (nguyen quang trang, 21 tuổi, nqtrangdhdt@....)

- Ông Lâm Quang Thành: Đội tuyển bóng đá nam của chúng ta vừa rồi được thử thách tại giải VFF Cup và có những tiến bộ nhất định. Ban huấn luyện sẽ khắc phục những điểm yếu để có đội hình tốt nhất và đặt ra chỉ tiêu là phải vào trận chung kết. Tất nhiên là phải phấn đấu mục tiêu cao nhất là HCV để đáp lại lòng tin của những người hâm mộ Việt Nam.

Theo các nội dung mà đoàn thể thao Việt Nam tham dự, do bị cắt bớt nhiều nội dung mà Việt Nam chúng ta có ưu thế như: đồng đội bắn súng, vật, cờ vua... nên đoàn thể thao Việt Nam đặt ra chỉ tiêu là trên 70 HCV và đứng vào top các nước đứng đầu của SEA Games.

Đoàn thể thao Việt Nam kỳ này đặt chỉ tiêu HCV cho 25 đội tuyển và nằm trong khả năng nên tin tưởng rằng các VĐV chúng ta sẽ đạt được chỉ tiêu đề ra và cố gắng vượt chỉ tiêu.

* Chào chị Hương. Vì cũng là phái nữ, nên tôi rất thắc mắc về việc giới nữ tham gia vào lĩnh vực thể thao liệu có ổn không? Làm thế nào để cân bằng giữa nét nữ tính, dịu dàng (của phái nữ) và nét mạnh mẽ, năng động (toát lên từ việc luyện tập thể thao)? Thêm một chút riêng tư là... chị có thể bật mí bí quyết nào mà chị vẫn giữ được nét nữ tính, xinh đẹp dù phải khổ luyện cho các ký thi đấu thể thao? (Trần Thanh)

- VĐV Vũ Thị Hương: Hương nghĩ rằng là phụ nữ thì ai cũng muốn dịu dàng, nữ tính. Với Hương, ngoài lúc tập luyện thi đấu thì Hương và nhiều VĐV điền kinh khác vẫn rất nữ tính, trừ lúc thi đấu thì phải mạnh mẽ. Hương cho rằng không phải vì mạnh mẽ trong lúc tập luyện thi đấu mà đánh mất đi nét nữ tính. Phụ nữ ở nước ngoài họ vẫn chuộng nét đẹp mạnh mẽ. Hương thích nét đẹp mạnh mẽ, quan trọng là thể hiện như thế nào để vẫn giữ được sự dịu dáng.

Khi Hương theo thể thao, nhất là môn thể thao ngoài trời như điền kinh, thì nước da chắc chắn sẽ không được trắng. Nhưng Hương nghĩ cái đó không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Thể thao giúp Hương có được cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là tinh thần cảm thấy thoải mái. Đó là điều giúp Hương vẫn giữ được nét nữ tính, xinh đẹp.

* Vì sao lần này chúng ta tham dự SEA Games không đặt ra một chỉ tiêu cụ thể mà chỉ đặt ra chỉ tiêu chung chung. Top đầu ở đây là nằm ở vị trí nào, có phải nên thể thao của chúng ta không theo kịp nền thể thao khu vực? (Duy Việt, 22 tuổi, duyviet991@...)

Chúng ta không phải không theo kịp nền thể thao khu vực mà vì với điều kiện kinh tế chúng ta chỉ mới bắt đầu phát triển những môn thể thao giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội.

- Ông Lâm Quang Thành: Do nước chủ nhà bỏ bớt các nội dung thế mạnh của Việt Nam như: 6 nội dung đồng đội bắn súng mà chúng ta rất mạnh; chỉ được tham dự 5/7 hạng cân nam, 3/5 hạng cân nữ của môn vật; mỗi vận động viên cờ vua chỉ được tham dự hai nội dung... Nên đoàn thể thao Việt Nam đã tính toán rất kỹ số lượng huy chương của 25 đội tuyển có HCV là 70.

Chủ nhà đua vào những môn thế mạnh mới lần đầu tiên trong chương trình thi đấu SEA Games như: đánh bài Bridge, leo tường, Roller Sport, Soft Tenis, Water Ski, Soft Ball, dù lượn, Bowling, Kempo... Là những môn thế mạnh không những của Indonesia mà còn của các nước như Malaysia, Phillipines. Những môn này có thể kỳ SEA Games sau sẽ không có cho nên chúng ta phải phấn đấu tối đa trên 70 HCV để đảm bảo vị trí thứ 3.

Nếu những nước tranh vị trí thứ 3 như Maylaysia và Phillipines có kết quả tốt ở các môn thể thao giải trí trên thì việc tranh chấp thứ hạng 3 rất gay gắt với chúng ta. Chúng ta không phải không theo kịp nền thể thao khu vực mà vì với điều kiện kinh tế chúng ta chỉ mới bắt đầu phát triển những môn thể thao giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội.

* Xin hỏi HLV Hữu Chí, những khó khăn nào của cử tạ VN hiện nay? Để đạt được những giải thưởng cao trong khu vực và trên thế giới, cử tạ VN cần phải làm gì? (Trần Minh Hiếu, 29 tuổi, ...@....)

- HLV Huỳnh Hữu Chí: Khó khăn lớn nhất đối với tôi là chỉ có những con em nhà nghèo mới tham gia tập luyện môn này. Bởi vì tập luyện cử tạ rất khô khan và gian khổ. Nhiều em thấy có tố chất nhưng khi HLV đề nghị thì các em đó và cả gia đình đều không thích. Cử tạ Việt Nam cần phải đầu tư cơ sở vật chất tốt, tạo điều kiện ăn, ở, nghỉ ngơi cũng như việc học hành cho các cháu nhỏ ngay khi được tuyển lựa vào ban đầu cùng với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để giúp cho các HLV có thể triển khai kế hoạch huấn luyện dài lâu cho VĐV. Đồng thời lãnh đạo ngành thể thao cần tạo điều kiện cho HLV, VĐV được tham dự nhiều giải đấu quốc tế từ tuổi thiếu niên.

* Xin hỏi Kim Tuấn: Mục tiêu lọt vào top 15 thế giới có là áp lực quá lớn cho anh không? Anh phải chuẩn bị như thế nào về thể chất và tinh thần? (Nguyễn Thảo, 35 tuổi,)

- VĐV Thach Kim Tuấn: Thực sự thì tôi cũng có lo lắng. Tuy nhiên hiện tại theo thầy Chí cho biết là với thành tích tại Malaysia vào tháng 6 vừa qua là tôi đã nằm trong top 6 rồi. Tuy nhiên tại giải vô địch thế giới có rất nhiều VĐV mạnh ở hạng cân 56kg và anh Trần Lê Quốc Toàn đang tập huấn tại Bulgaria cũng rất giỏi. Do đó tôi chỉ biết nỗ lực trong tập luyện và đạt được thành tích trong thi đấu bằng với lúc tập luyện là tốt rồi.

2hVEwexS.jpgPhóng to
Vận động viên cử tạ Thạch Kim Tuấn - Ảnh: Thanh Đạm
TxhuWfBr.jpgPhóng to
Vận động viên điền kinh Vũ Thị Hương - Ảnh: Thanh Đạm

VN không thiếu tài năng, vấn đề là chúng ta chưa có hệ thống quản lý thể thao chuyên nghiệp. Trong đó có khâu đào tạo lực lượng và chế độ đãi ngộ.

* Chào ông Minh, bao nhiêu năm qua vẫn chỉ nghe đến những cái tên như Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng. Phải chăng Việt Nam thiếu vận động viên hay công tác đào tạo lực lượng kế thừa của chúng ta có vấn đề? (Trần Sen, 31t, transen12@...)

- HLV Nguyễn Đình Minh: VN không thiếu tài năng, vấn đề là chúng ta chưa có hệ thống quản lý thể thao chuyên nghiệp. Trong đó có khâu đào tạo lực lượng và chế độ đãi ngộ.

* Nhờ HLV Hữu Chí và VĐV Kim Tuấn có thể tư vấn thêm: ở độ tuổi nào thì có thể bắt đầu luyện tập cử tạ để trở thành VĐV đỉnh cao? (Trần Minh, 29 tuổi, ...hamchoi@...)

- HLV Nguyễn Hữu Chí: Trung Quốc đã tuyển sinh VĐV cử tạ từ 10 tuổi và hiện nay ở Việt Nam (Hà Nội, TP.HCM) cũng đã làm điều này. Các em từ nhỏ có thể uốn nắn kỹ thuật ban đầu với đòn tre và các bài tập về tố chất linh hoạt. Chỉ như thế mới có thể ra được các VĐV thành tích tốt từ 16 tuổi trở đi.

* Kính gửi VĐV Vũ Thị Hương. Chị nghĩ như thế nào về 2 nội dung sắp tới mà chị sẽ tham gia. Em đọc báo thấy chân chị chưa khỏi hẳn. Vậy SEA Games tới chị có bảo vệ được 2 HCV hay không? (nguyen thi hong, 25 tuổi,)

- VĐV Vũ Thị Hương: Lời đầu tiên Hương rất cảm ơn bạn đã quan tâm đến Hương. Thời điểm hiện tại chân Hương đã bình phục hoàn toàn và Hương vẫn đang cố gắng tập luyện dù thời gian có gấp gáp do chấn thương chỉ vừa bình phục hơn 1 tháng. Mục tiêu của Hương tại SEA Games là cố gắng hết sức để bảo vệ 2 HCV và đến bây giờ Hương đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

* Kim Tuấn thân mến, được biết đây là lần đầu tiên em được giao trọng trách mang huy chương về cho cử tạ VN tại SEA Games, cái bóng của đàn anh Hoàng Anh Tuấn có làm em boăn khoăn gì không? (Ho Thanh Lang, 41 tuổi, lam@...)

- VĐV Thạch Kim Tuấn: Thành tích của anh Tuấn là việc hàng ngày em đều tự nhũ cố gắng để đạt tới. Tuy nhiên trong thi đấu em sẽ nỗ lực tối đa và bước lên sàn thi đấu theo sự đăng ký trọng lượng tạ của thầy Chí với tâm niệm mỗi lần thực hiện đều thành công chứ không đặt nặng việc thành tích phải bằng hoặc vượt thành tích của anh Tuấn.

* Chào Kim Tuấn, xin bạn cho hỏi 1 câu riêng tư: bạn có phải người Khmer không? (vì bạn họ Thạch). Theo bạn, người dân tộc thiểu số có gặp nhiều khó khăn hơn khi luyện tập bộ môn thể thao này? (Thanh Thảo,)

- VĐV Thạch Kim Tuấn: Dạ! Nhà em ở Bình Thuận và cha em là người Khmer, mẹ em là người Việt nhưng đã mất từ khi em 3 tuổi. Theo em thấy tập tạ cũng không khó khăn gì mấy vì em đã lên thành phố cùng với anh chị em từ nhỏ và sống tại Gò Vấp, điều khó khăn nhất mà em thấy là nếu không kiên trì và giữ gìn sức khỏe thì rất khó có thành tích tốt trong môn cử tạ.

* Thưa ông Hoàng Vĩnh Giang, mục tiêu của TTVN tại SEA Games là giành 70 HCV, đứng top 3 trong khi các năm trước ta đứng nhất, nhì. Thế mà lãnh đạo đoàn TTVN vẫn nói sẽ cố gắng đứng top đầu. Chỉ tiêu này hóa ra tụt lùi à? (Bảo Vân, 25 tuổi)

- Ông Hoàng Vĩnh Giang: Việc hoạch định chỉ tiêu cho mỗi kỳ đại hội là một việc bắt buộc phải làm của thể thao VN. Những sai số, cơ sở để dự báo là căn cứ số lượng các môn thể thao được đăng cai tổ chức tại các kỳ SEA Games. Từ từng môn thể thao một các nhà chuyên môn sẽ dự báo căn cứ thực lực của các VĐV qua các kỳ SEA Games trước hoặc các giải vô địch khu vực hoặc châu lục mà họ tham gia.

TTVN ở giai đoạn này được dự báo là có khả năng giành 70 HCV. Với những kinh nghiệm dự báo của tôi trước đây và ngay cả lần này và cũng được biết tâm tư tình cảm của những người chịu trách nhiệm về thành tích của đoàn TTVN thì 70 HCV là con số tối thiểu.

Với những lợi thế sân nhà và việc lựa chọn môn Indonesia có khả năng sẽ tạo một đột biến có thể từ 130- 180 hoặc hơn nữa. Thái Lan vẫn là nước đứng thứ hai vì tham gia nhiều môn và cũng có khả năng giành huy chương nhưng sẽ không vượt quá 120 HCV. VN sẽ ở khoảng từ 70- 85 HCV, nước thứ tư tiếp theo có thể là Malaysia hoặc Philipines khoảng từ 50- 60 HCV. Vì vậy VN chắc chắn sẽ nằm ở top 3

Như trên đã nói điều lệ của liên đoàn thể thao ĐNA là điều lệ mang tính nhân văn rất cao trong thể thao. Do vậy ví dụ Lào tại SEA Games 25 đạt được 33 HCV bằng Singapore nhưng kém về HCB nên đứng sau Singapore thì ở SEA Games này Lào chưa chắc đã đạt tới 10 HCV. Cho nên với việc VN chỉ có thể quen và tham giia được một cách hiệu quả ở 30 môn thể thao thì thành tích thứ ba toàn đoàn là có thể chấp nhận được.

* Thưa ông Nguyễn Đình Minh, ông nhận định thế nào về cơ hội của điền kinh Việt Nam tại SEA Games lần này? Và khoảng cách từ ao làng SEA Games đến sân chơi Olympic của điền kinh Việt Nam hiện nay là bao xa? Điền kinh Việt Nam cần làm gì để mau chóng lớn mạnh? (Trần Long, 31t, transen12@...)

- HLV Đình Minh: Mục tiêu của điền kinh VN tại SEA Games lần này là vào tốp 3. Chúng ta có thể đạt từ 6 đến 8 HCV. Sân chơi từ ao làng SEA Games đến Olympic còn rất lớn, tuy nhiên điền kinh VN cũng có vài gương mặt rất tiềm năng như: Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn Huyện...nếu chúng ta đầu tư một cách chuyên nghiệp, chúng ta cũng có thể tiếp cận đến trình độ của Olympic. Tuy nhiên để tranh chấp huy chương ở Olympic của môn điền kinh cũng hơi khó.

* Nghe nói Thạch Kim Tuấn mới học hết lớp 5? Em có nghĩ nếu giành huy chương Olympic cuộc đời em sẽ đổi thay hơn? (minh đăng, 33 tuổi, minhdang@...)

- VĐV Kim Tuấn: Tất cả các anh chị em của em sau khi lên thành phố phải mưu sinh, lúc đó chỉ có chị Hương là lớn nhất đi làm kiếm tiền lo cho tụi em và lúc đó do không có điều kiện em chỉ học đến lớp 5. Hiện tại em vừa xin học lại lớp 6 vào ban đêm tại trường Quang Trung (Gò Vấp).

Kể từ lúc em giành được 3 HCB tại giải trẻ thế giới (vòng loại Olympic trẻ) ở Thái Lan vào tháng 5 năm 2009 em thấy cuộc đời em đã được thay đổi rất nhiều do đó em tự nhũ sẽ nỗ lực hơn nữa để có được suất Olympic 2012 tại Anh vì điều đó sẽ tạo điều kiện cho em giúp cho chị và các anh chị em mình có cuộc sống tốt hơn.

* Một SEA Games tổ chức tại Huế và Đà Nẵng để phát triển tầm quốc tế cho 2 thành phố này, khi nào sẽ được thực hiện? (thanh Nam, 30 tuổi, thanhnamtthk@yahoo.com)

- Ông Lâm Quang Thành: Chúng ta hiện nay lên kế hoạch đăng cai tổ chức SEA Games dự kiến vào năm 2017. Tuy nhiên, SEA Games 2013 ở Myanmar, 2015 ở Campuchia và theo từng tự các nước thì đến năm 2017 là Sigapore. Hi vọng chúng ta sẽ được tín nhiệm đăng cai SEA Games lần nữa ở những thành phố lớn của Việt Nam có thể ở Huế và Đà Nẵng như em mong muốn.

* Chào chị Hương, theo chị, điền kinh có là một môn thể thao dễ "nuốt"? Chị có kế hoạch gì cho tương lai, sự nghiệp của mình sau kỳ SEA Games này? Chúc chị thành công! (Nguyễn Phước, 28 tuổi, ...yahoo.com)

- VĐV Vũ Thị Hương: Điền kinh hoàn toàn không dễ nuốt, nhất là với người VN mình. Thứ nhất, chúng ta bị hạn chế về mặt thể hình so với VĐV các nước khác. Thứ hai là sự đầu tư chưa được tốt để trở thành một VĐV chuyên nghiệp thực thụ.

Sau SEA Games 26, Hương sẽ chuẩn bị để đạt chuẩn dự Olympic London 2012.

* SEA Games ngày càng đánh mất đi sự hấp dẫn và hiện tại các nước được xem là cường quốc như Thái Lan, Malaysia đã chuyển sang đầu tư cho Olympic. Vậy thì tương lai xa và gần nhất là sau kỳ SEA Games này thể thao VN sẽ làm thế nào? (tran tan thinh, 20 tuổi, kio_1993@...)

- Ông Lâm Quang Thành: SEA Games 26 có đầy đủ 28 môn thể thao trong chương trình thi đấu Olympic trong đó chúng ta tập trung cho 14 môn có khả năng qua vòng loại để tham dự Olympic 2012. Hiện nay Tổng cục TDTT đã lập danh sách 55 VĐV của 14 môn tập trung cho thi đấu vòng loại sau SEA Games 26 và đã có kế hoạch chuẩn bị rất chi tiết và đầu tư riêng biệt cho các VĐV này.

* Hương có tin mình sẽ đạt chuẩn Olympic London hay đến bằng vé mời. Để có chuẩn Hương chờ đợi được đầu tư ra sao? (KPD, 31 tuổi, DKPATW@...)

- VĐV Vũ Thị Hương: Dĩ nhiên, Hương muốn đến Olympic London 2012 bằng vé chính thức.

* Các VĐV nước ngoài khi đi thi đấu quốc tế rất tự tin, còn VĐV VN ra nước ngoài cứ co lại như đàn gà con quấn quanh mẹ. VĐV VN không chỉ yếu về chuyên môn mà các kỹ năng sống cũng kém, văn hóa thì thấp vì chỉ chăm chăm đi tập thôi. Ông Lâm Quang Thành nghĩ sao về vấn đề này? (Mạnh Đức, 20 tuổi, hoangnamtruong1980@...)

* Ông Lâm Quang Thành: Phải công nhận rằng VĐV của những môn thể thao ý chí, đối kháng cần có sự tự tin mạnh mẽ trong thi đấu, việc thể hiện trong thi đấu sự mất tự tin vẫn còn ở một số VĐV. Ban huấn luyện sẽ nhận thấy điều này và sẽ đưa ra những biện pháp để khắc phục những điểm yếu này. Thời gian tới các trung tâm huấn luyện thể thao không những của quốc gia mà của các tỉnh thành sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục văn hóa, giáo dục tri thức... một cách thiết thực hiệu quả.

* Thưa bà Kim Lan, được biết trước đây bà cũng là VĐV thể dục, bà có thể chia sẻ đôi chút về những khó khăn, vất vả của người chơi môn này? (Quốc Khánh, 32 tuổi)

- HLV Kim Lan: TDDC là môn thể thao rất là khó, đòi hỏi VĐV phải có lòng kiên trì, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn và đối diện với các động tác khó và mạo hiểm. Thường thì VĐV TDDC rất sợ tập thể lực, hay là khi còn nhỏ thì rất sợ đè dẻo hay là khi thực hiện các động tác khó ở trên dụng cụ nếu sơ suất một chút thì có thể bị ngã và chấn thương. Mà muốn có thành tích cao phải bỏ rất nhiều công sức trong từng buổi tập, những buổi tập có lượng vận động lớn thì luôn mệt mỏi.

* Hà Thanh ơi, nếu được chọn lại liệu em sẽ chọn thể thao hay chuyên tâm học văn hóa? Thể thao đã cho em điều gì và lấy đi của em điều gì? (Hữu Huân, 32 tuổi)

Nếu được chọn lại chắc chắn em sẽ chọn thể thao. Tuy tập luyện rất khổ nhưng khi có huy chương mang vinh quang về cho tổ quốc thì em cảm thấy rất tự hào và muốn nỗ lực để làm được nhiều hơn nữa.

- VĐV Hà Thanh: Nếu được chọn lại chắc chắn em sẽ chọn thể thao. Tuy tập luyện rất khổ nhưng khi có huy chương mang vinh quang về cho tổ quốc thì em cảm thấy rất tự hào và muốn nỗ lực để làm được nhiều hơn nữa. Nói một cách cụ thể hơn là em rất ham hố thành tích (cười). Mỗi lần có được huy chương là mỗi lần hạnh phúc và niềm vui được nhân lên rất nhiều lần và em là người tham lam nên hạnh phúc và niềm vui với em không bao giờ là đủ (cười).

Theo nghiệp thể thao tuy mất đi tuổi thơ được quây quần bên gia đình được hưởng niềm vui của các trò chơi con trẻ nhưng điều lớn nhất mà thể thao mang lại cho em là tính tự lập từ rất sớm. Em có thể tự chăm sóc bản thân ngay từ khi 9 tuổi. Thể thao cũng cho em cơ hội được biến niềm đam mê thành những tấm huy chương để mang vinh quang về cho tổ quốc.

* TDDC VN hiện nay đứng thứ bao nhiêu ở ĐNA và châu Á thưa bà Kim Lan ? Ở châu Á hiện nay ngoài Trung Quốc thì nước nào mạnh nhất? Họ mạnh vì sao? Có phải vì nhiều tiền hơn ta hay vì điều gì khác? (Hải Loan, 25 tuổi, ...@...)

- Bà Nguyễn Kim Lan: TDDC VN hiện nay đứng trong top đầu của TDDC ĐNA và trong đứng ở top 5 châu Á. Ở châu Á hiện nay ngoài Trung Quốc mạnh nhất thì còn có Nhật Bản, Hàn Quốc là cường quốc trên thế giới về môn thi đấu này. Một quốc gia mạnh được đánh giá qua nhiều yếu tố như xã hội, tài chính, sự phát triển lâu đời và họ có sự đầu tư mạnh mẽ.

Hầu như các quốc gia mạnh trong môn TDDC thì việc đầu tiên phải coi thể dục là môn thể thao chính trong trường học và có nhiều câu lạc bộ, các nhà tập đều có đầy đủ trang thiết bị tập luyện bổ trợ. Như bạn nói thì tôi cũng nghĩ rằng vấn đề nhiều tiền cũng rất quan trọng, có nhiều tiền chúng ta có điều kiện để đầu tư phát triển ví dụ như mua dụng cụ, tổ chức đưa vận động viên đi thi đấu quốc tế nhiều.

* Xin hỏi Hà Thanh có thể chơi TDDC đến năm bao nhiêu tuổi? Được biết gia đình đã xin cho Hà Thanh đi học đại học mà không được? (Trung Hiếu, 30 tuổi, ...gmail.com)

- VĐV Hà Thanh: Đối với môn TDDC không phụ thuộc vào tuổi tác mà phần lớn phụ thuộc vào bản thân. Chơi TDDC đến năm bao nhiêu tuổi thì em không thể nói trước nhưng hiện tại thì niềm đam mê của em vẫn rất lớn.

Đúng là gia đình đã xin cho em đi học đại học nhưng không được vì các năm gần đây em thường tham gia thi đấu ở các giải đấu lớn trong khu vực và quốc tế nên phần lớn thời gian thường dành cho tập luyện. Nếu vừa đi học vừa đi tập sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành tích và sự an toàn khi đi lại nên thầy cô khuyên gia đình em có thể lùi lại việc học trong một hai năm vì bây giờ đang là đỉnh cao của sự nghiệp.

* Kính thưa anh Đình Minh, qua báo chí tôi được biết trước đây anh cũng là một VĐV điền kinh cự phách, sau nhiều lần dự SEA Games, anh có nghĩ đã đến lúc các VĐV hàng đầu VN nên tập trung cho đấu trường lớn hơn hay vẫn phải chạy cho có huy chương ĐNA thôi ạ? (lhannhunng, 19 tuổi, nhunglam@...)

- HLV Đình Minh: Điền kinh Việt Nam hiện nay đã và đang đầu tư cho đấu trường lớn hơn, ở đấu trường châu Á và tiếp cận trình độ thế giới.

* VĐV của đội tuyển quốc gia TDDC được nhận lương bao nhiêu/tháng, họ được ăn uống ra sao, ưu đãi thế nào? Môn TDDC tập vất vả thế so với các môn khác có được quan tâm gì nhiều hơn không? (Hiếu Trung, 30 tuổi, ...gmail.com)

- Hà Thanh: Trước đây bọn em được nhận tiền công tập luyện là 70.000 đồng/ngày, còn tiền ăn uống thì được đội tuyển đóng trực tiếp rồi. Từ tháng 7 năm 2011 tiền công của chúng em được tăng lên 150.000/ngày.

TDDC là môn bắt buộc trong mỗi kỳ Olympic từ rất lâu rồi nhưng so với các môn thể thao khác thì TDDC ở Việt Nam là môn ít được biết tới nên nên chưa có sự quan tâm lớn người hâm mộ và các nhà tài trợ. Em mong muốn trong thời gian tới TDDC sẽ là môn nhận được sự quan tâm nhiều hơn.

* Thưa ông Huỳnh Hữu Chí, ông đánh giá cử tạ VN sẽ gặt hái được những thành tích nào tại SEA Games sắp tới? Theo ông, cử tạ Việt Nam hiện nay đã có được những gì, còn thiếu những gì? Và hiện đang xếp thứ mấy trong tương quan khu vực Đông Nam Á? (Nguyễn Long, 36t, longnguyen@....)

- HLV Huỳnh Hữu Chí: Bộ môn và ban huấn luyện cũng như VĐV sẽ cố gắng để đạt được 2 HCV, tuy nhiên Indonesia, Thái Lan hiện rất mạnh vì được đầu tư từ lâu tốt hơn chúng ta rất nhiều và hiện nay. Còn Myanmar qua kỳ Sea Games 25 đã cho thấy sự tiến bộ đặc biệt họ đã nhập VĐV Trung Quốc vào quốc tịch mình để thi đấu trong khu vực. Theo tôi với những thành tích đạt được của Hoàng Anh Tuấn, Dương Thanh Trúc, Nguyễn Phương Loan và Kim Tuấn... Hiện ta đang đứng thứ 3 trong khu vực.

DKJQJRtI.jpgPhóng to
Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến tại Tuổi Trẻ Online tại TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm

* Một số VĐV VN có tí thành tích đã tự kiêu rồi, Hà Thanh liệu có giống như một vài VĐV đó không khi đã nổi tiếng? Nghe nói Hà Thanh đã có bạn trai? (Hồng Chung, 27 tuổi, ...@....)

- VĐV Hà Thanh: Tôi nghĩ VĐV trẻ hiện nay có một chút thành tích đã tự kiêu là không nên. Tôi biết điều này không tốt đối với các VĐV nói riêng và cả với các bạn trẻ nói chung. Tôi luôn luôn tự nhắc mình cần phải có thái độ cư xử đúng mực trong cuộc sống cũng như trong tập luyện và thi đấu. Tôi nghĩ thành tích đã đạt được là cái mốc để mình phấn đấu hơn nữa chứ không phải cái đích để mình tự kiêu.

Tôi đã có bạn trai, bạn ấy tập cùng trong đội tuyển. Những chuyện cá nhân khác cho tôi được phép cho riêng mình (cười).

* Thưa ông Lâm Quang Thành, SEA Games 2005 bóng đá nam đã có hiện tượng cầu thủ bán độ. Có cách nào để loại bỏ điều này ở SEA Games năm nay? Dù tôi biết có 1 công an đi theo đội bóng đá nam. Cách đây không lâu ông Lê Hùng Dũng - phó chủ tịch VFF - đã lên tiếng về hai trận thua khó hiểu của đội tuyển VN nhất là tại SEA Games 25, ông có lo ngại điều này sẽ tái diễn? (Quang Tú, 25 tuổi)

* Ông Lâm Quang Thành: Rút kinh nghiệm của các kỳ SEA Games trước, đoàn thể thao Việt Nam đã quán triệt những quy định của đoàn qua đó lãnh đội, ban huấn luyện có trách nhiệm quản lý toàn diện về mọi mặt (chuyên môn, sinh hoạt và các hoạt động của đội) nếu có biểu hiện không chấp hành sẽ xử lý kỷ luật thật nghiêm. Đối với đội tuyển bóng đá Việt Nam, với kinh nghiệm quản lý và trách nhiệm được giao sẽ cố gắng không để những điều không tốt, tiêu cực xảy ra.

* Tôi thấy Hà Thanh thật giỏi quá, theo môn này khổ lắm Thanh ơi, bố mẹ em có phản đối? (Bích Thủy, 29 tuổi, hoangnamtruong1980@...)

- VĐV Hà Thanh: Bố mẹ tôi là người rất yêu thể thao. Một trong những thuận lời của tôi là lựa chọn theo thể thao được bố mẹ ủng hộ rất nhiều. Tôi thấy môn thể thao cũng có cái vất vả và cần sự khổ luyện riêng. Tôi rất thích câu nói "khổ luyện thành tài" và thấy câu này rất đúng với nghiệp thể thao.

* Thể thao phải phát triển bằng các nguồn lực xã hội nhưng các nguồn lực xã hội xem ra lại đang quay lưng với thể thao. Bóng đá mới đây bị ông bầu chỉ trích nặng nề là ví dụ. Ông Lâm Quang Thành mới về tổng cục TDTT, ông có cao kiến gì để tăng cường hoạt động của các liên đoàn, phát triển TTVN? Chứ làm việc như cái liên đoàn quần vợt thì theo tôi nên giải tán đi, tức không chịu được (Minh Trang, 25 tuổi, ...@gmail.com)

- Ông Lâm Quang Thành: Tổng cục TDTT đang hoàn thiện đề án chuyển giao tác nghiệp chuyên môn cho các liên đoàn hiệp hội thể thao. Với trách nhiệm thực hiện kế hoạch phát triển môn thể thao, huy động nguồn lực để phát triển (tài lực, vật lực, nhân lực và thông tin lực) và tổ chức tác nghiệp các hoạt động chuyên môn (đào tạo VĐV, tập huấn đội tuyển quốc gia, tổ chức các giải thi đấu, hợp tác quốc tế, kinh doanh tạo nguồn thu...). Hi vọng rằng các liên đoàn hiệp hội thể thao của Việt Nam sẽ có một sức sống mới, nỗ lực mới, có hiệu quả trong hoạt động... trong thời gian tới.

* Thưa bà Kim Lan, được biết thể dục cũng có liên đoàn. Vậy liên đoàn thể dục mỗi năm kiếm được bao nhiêu tiền và giúp ích gì cho thể dục trong các mục tiêu phát triển môn thể thao này? Tôi chẳng bao giờ thấy bóng dáng của liên đoàn này đâu cả (Mai Trang, 25 tuổi, ...@gmail.com)

- Bà Kim Lan: Liên đoàn thể dục VN được thành lập từ năm 1995 nhưng quả thực cho đến nay liên đoàn chưa có nguồn tài trợ nào để hỗ trợ cho mục tiêu phát triển ngoài kinh phí Nhà nước đầu tư. Nhưng thực tế các ủy viên trong liên đoàn cũng là những người huấn luyện viên, cán bộ, cộng tác viên, đều đóng góp công sức trong công tác đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu.

* Câu hỏi cho VĐV Hà Thanh: Thanh có cảm tưởng gì khác nhau khi giành HC Đồng ở đấu trường quốc tế cũng như khi có cơ hội giành HC Vàng ở SG sắp tới. Với Thanh thì tấm huy chương nào có ý nghĩa nhất, và sẽ dành niềm vui này cho người thân nào đầu tiên khi Thanh đoạt huy chương? Cám ơn (Hứa Huỳnh Thanh Phương, 22 tuổi, oliver.phuong25@...)

- VĐV Hà Thanh: Hì hì, đối với tất cả các VĐV Việt Nam thì tấm huy chương đồng ở giải vòng loại Olympic đề giành vé chính thức ý nghĩa và vinh dự hơn rất nhiều so với tấm HCV ở Sea Games.

Với em thì tấm huy chương nào cũng có ý nghĩa vì đây là thành quả của quá trình tập luyện gian khổ và là vinh dự của tổ quốc. Chắc chắn em sẽ báo cho bố mẹ đầu tiên khi giành huy chương.

* Chào chị Vũ Thị Hương. Theo chị, môn điền kinh của VN chúng ta có thể "khẳng định tên tuổi" trên thế giới không? Chúng ta phải làm gì để đạt được điều đó? (Trương Thị Cẩm Nhung, 23 tuổi, nhungnh06@...)

- VĐV Vũ Thị Hương: Điền kinh VN có thể khẳng định tên tuổi trên thế giới nếu chúng ta làm việc trong một hệ thống chuyên nghiệp, chuyên nghiệp từ quản lý, đầu tư, chế độ,... đến cả trong sinh hoạt.

* Chúng ta luôn đề ra chỉ tiêu top ba SEA Games nhưng khi đi thi Asiad và Olympic thì VN luôn đứng thứ 4, thứ 5 khu vực. Đây mới là thực chất của TTVN. Ông Giang nghĩ sao về vấn đề này? (Nguyễn Đức Kiên, 35 tuổi)

- Ông Hoàng Vĩnh Giang: Tôi nghĩ đây là một việc phản ánh đúng thực tế của một thành viên ASEAN vào chỗ cùng nhau xuất phát muộn trong một bối cảnh thoát ra từ muôn vàn khó khăn. Chúng ta phấn đấu luôn đạt vị trí là một trong ba nước đứng đầu SEA Games đã trở thành khả năng hiện thực, đồng thời cũng được khẳng định bởi chỉ tiêu mà chính phủ giao cho ngành TDTT.

Không thể bê kết quả của đấu trường như SEA Games đưa lên đấu trường Asiad và xa hơn nữa là Olympic, đấy là cả một quá trình tích lũy lâu dài của các nước đi trước VN trong khu vực tại đấu trường này như Thái Lan, Indonesia và có thể cả Malaysia, Singapore, Philippines. Riêng khái niệm đặt HCV là mục tiêu bắt buộc phải đạt được trước mỗi kỳ Asiad là không đúng, chúng ta chỉ có thể đặt mục tiêu dựa vào tiềm năng thực tế để phấn đấu.

Ví dụ tại Asiad 16 VN đặt chỉ tiêu từ 4- 6 HCV là đúng khả năng thực tế. Việc bắt buộc khác xa với việc có thể. VN 18 lần vào chung kết, đó là 18 lần có cơ hội giành HCV. Không ai đánh giá sự tiến bộ đó, đặc biệt là nếu theo quan niệm các môn Olympic là hàng đầu thì tại Quảng Châu VN có tới 5 môn giành HCB trong đó có: điền kinh (3 HCB), Vì vậy mới có khái niệm là đâu là vàng mười đâu là vàng mỹ ký trong việc đánh giá một tấm huy chương.

* Thể thao phải phát triển bằng các nguồn lực xã hội nhưng các nguồn lực xã hội xem ra lại đang quay lưng với thể thao. Bóng đá mới đây bị ông bầu chỉ trích nặng nề là ví dụ. Ông Lâm Quang Thành mới về tổng cục TDTT, ông có cao kiến gì để tăng cường hoạt động của các liên đoàn, phát triển TTVN? Chứ làm việc như cái liên đoàn quần vợt thì theo tôi nên giải tán đi, tức không chịu được. (Minh Trang, 25 tuổi, ...@gmail.com)

* Ông Lâm Quang Thành: Tổng cục TDTT đang hoàn thiện đề án chuyển giao tác nghiệp chuyên môn cho các liên đoàn hiệp hội thể thao. Với trách nhiệm thực hiện kế hoạch phát triển môn thể thao, huy động nguồn lực để phát triển (tài lực, vật lực, nhân lực và thông tin lực) và tổ chức tác nghiệp các hoạt động chuyên môn (đào tạo VĐV, tập huấn đội tuyển quốc gia, tổ chức các giải thi đấu, hợp tác quốc tế, kinh doanh tạo nguồn thu...). Hi vọng rằng các liên đoàn hiệp hội thể thao của Việt Nam sẽ có một sức sống mới, nỗ lực mới, có hiệu quả trong hoạt động... trong thời gian tới.

* Thưa bà Kim Lan, được biết thể dục cũng có liên đoàn. Vậy liên đoàn thể dục mỗi năm kiếm được bao nhiêu tiền và giúp ích gì cho thể dục trong các mục tiêu phát triển môn thể thao này? Tôi chẳng bao giờ thấy bóng dáng của liên đoàn này đâu cả (Mai Trang, 25 tuổi, ...@gmail.com)

- Bà Kim Lan: Liên đoàn thể dục VN được thành lập từ năm 1995 nhưng quả thực cho đến nay liên đoàn chưa có nguồn tài trợ nào để hỗ trợ cho mục tiêu phát triển ngoài kinh phí Nhà nước đầu tư. Nhưng thực tế các ủy viên trong liên đoàn cũng là những người huấn luyện viên, cán bộ, cộng tác viên, đều đóng góp công sức trong công tác đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu.

* Câu hỏi cho VĐV Hà Thanh: Thanh có cảm tưởng gì khác nhau khi giành HC Đồng ở đấu trường quốc tế cũng như khi có cơ hội giành HC Vàng ở SG sắp tới. Với Thanh thì tấm huy chương nào có ý nghĩa nhất, và sẽ dành niềm vui này cho người thân nào đầu tiên khi Thanh đoạt huy chương? Cám ơn (Hứa Huỳnh Thanh Phương, 22 tuổi, oliver.phuong25@...)

- VĐV Hà Thanh: Hì hì, đối với tất cả các VĐV Việt Nam thì tấm huy chương đồng ở giải vòng loại Olympic đề giành vé chính thức ý nghĩa và vinh dự hơn rất nhiều so với tấm HCV ở Sea Games.

Với em thì tấm huy chương nào cũng có ý nghĩa vì đây là thành quả của quá trình tập luyện gian khổ và là vinh dự của tổ quốc. Chắc chắn em sẽ báo cho bố mẹ đầu tiên khi giành huy chương.

- Mục tiêu của TDDC VN tại SEA Games 26 là gì? Ngân Thương có khả năng tranh HCV không? TTVN phải vươn ra đấu trường châu lục và thế giới chứ, bà Lan có nghĩ rằng phải định hướng, đề ra chỉ tiêu cao hơn, xa hơn cho TDDC và ngành thể thao phải đầu tư nhiều cho môn này? (Vũ Thơm, 23 tuổi, @....)

- Bà Kim Lan: Mục tiêu TDDC VN tại SEA Games 26 là giành được nhiều huy chương đóng góp chung cho đoàn thể thao VN. Tôi cũng hi vọng Ngân Thương sẽ làm nên điều kỳ diệu tại SEA Games này. Thực tế, những năm gần đây TDDC VN cũng đã có vị trí trên đấu trường châu lục và thế giới với những nội dung thế mạnh. Tại các giải Cup thế giới và vô địch Châu Á các VĐV VN ta đã giành được huy chương bạc, đồng và trong top 10 của thế giới. Chúng tôi luôn đề ra các chỉ tiêu cao hơn và xa hơn cũng như phải có định hướng cụ thể cho môn thể thao này. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải tiếp tục đầu tư cho môn thể thao này.

* Chào bà Kim Lan. Theo bà, thể dục dụng cụ VN có những triển vọng gì? Cần có những kế hoạch gì để phát triển thể dục dụng cụ VN trong tương lai? (Phạm Thành Trung, 29 tuổi, @gmail.com)

- Bà Kim Lan: Chào bạn Thành Trung, TDDC VN từ những năm 2003 đến nay có nhiều bước tiến trong đấu trường quốc tế. Vì thế, trong tương lai TDDC VN sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển, chúng ta sẽ tập trung vào các môn mũi nhọn mà chúng ta có thế mạnh ví dụ như: môn nhảy chống,...

* Nếu một VĐV có thành tích 6 HCV thì được thưởng bao nhiêu tiền? Tiêu chuẩn này có áp dụng cho HLV hay không ạ? (TRAN HUU PHUC, 20 tuổi, boynhagiau_9@....)

- Ông Lâm Quang Thành: Theo quyết định mới, 1 HCV được thưởng 40 triệu đồng và được nhân lên theo số HCV mà VĐV đạt được. Ban huấn luyện cũng được thưởng theo số HCV đó.

* Vũ Thị Hương bị nhiều người cho là kênh kiệu và mắc bệnh ngôi sao. Nhiều người hâm mộ thấy cô chạy giỏi nhưng không thích tính cách của cô, nhất là phát biểu không chừng mực lắm, có vẻ hơi tự kiêu. Cô nghĩ sao về nhiều ý kiến đó? (Nguyễn Tình, 25 tuổi, ...@gmail.com)

* VĐV Vũ Thị Hương: (...cười) Hương chưa bao giờ nghe thấy ai đó trong làng thể thao hay người hâm mộ nói Hương mắc bệnh ngôi sao, kênh kiệu. Hương tự thấy mình là ngư

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên