19/11/2010 15:35 GMT+7

Lần đầu tiên quan sát được sự hình thành lỗ đen vũ trụ

MINH ANH
MINH ANH

TTO - Các nhà thiên văn học Mỹ cho biết lần đầu tiên họ đã quan sát được sự hình thành của một lỗ đen vũ trụ khi đang theo dõi một siêu tân tinh nằm cách Trái đất 50 triệu năm ánh sáng.

Xgu0O6xX.jpgPhóng to

Hình ảnh chụp từ đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy phía sau siêu tân tinh 1979C có thể có một lỗ đen

Bằng cách dùng các thiết bị cực mạnh, trong đó có đài quan sát tia X Chandra của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học nói họ đã quan sát được siêu tân tinh 1979C - được một nhà thiên văn học nghiệp dư phát hiện vào năm 1979, và phát hiện ánh sáng từ 1979C có thể bị che khuất bởi một lỗ đen hình thành sau vụ nổ của một ngôi sao lớn.

Họ cũng cho biết lỗ đen này đã hút các vật chất vào trong nó.

“Nếu những lý giải của chúng tôi là chính xác, đây là một ví dụ gần đây nhất về sự ra đời một lỗ đen được quan sát thấy”, nhà thiên văn Daniel Patnaude thuộc Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, Cambridge cho biết.

Tuy nhiên theo nhà thiên văn Abraham Loeb, cũng công tác tại trung tâm trên, rất khó để kiểm tra sự hình thành của một lỗ đen vì phải mất đến hàng thập kỷ quan sát tia X mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng, thoát ra khỏi mặt biên của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử (là một hiệu ứng lượng tử mô tả sự chuyển dịch của hệ vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác mà thông thường bị ngăn cấm bởi các quy luật vật lý cổ điển) - Wikipedia

MINH ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên