Vậy nên tôi đã nghĩ rằng chẳng còn cách nào quản lý con hay hơn Facebook cả. Tôi tha hồ tìm hiểu tình hình của con, rồi được răn con bằng chính những bình luận công khai giữa hai mẹ con. Mỗi ngày tôi vào thăm trang của con vài lần để dò tình hình xem con vui hay buồn, có gặp chuyện gì không?
Vì muốn uốn nắn con nên khi thấy con buồn chán tôi vào động viên. Khi con khoe trên Facebook là nhận được quà tặng của cậu bạn lớp bên nhân ngày lễ tình yêu 14-2, tôi nhắc nhở: “Con học đi”, bên cạnh những lời chúc mừng rầm rộ của bạn bè dành cho con.
Về nhà con buồn bã: “Mẹ làm con ngượng với bạn bè quá. Chúng nó cứ trêu là con có cảnh sát trưởng đi theo hộ tống”. Mặc kệ lời con nói, tôi vẫn bảo thủ: “Là mẹ muốn con tập trung vào học, đừng phí thời gian vào yêu đương nhăng nhít rồi mất học như chơi đấy con ạ”.
Một lần khác con bị thất tình. Tôi còn nhớ cả ngày hôm đó tôi đứng ngồi không yên. Không tập trung vào làm việc, tôi cứ nghĩ không biết con đã khá hơn chưa sau những lời động viên của mình trên Facebook. Rồi tôi nghĩ cách tháo gỡ cho con, giúp con lấy lại tinh thần. Tôi nghĩ rằng những lúc này con rất cần mẹ ở bên nên liên tiếp gửi những câu an ủi, động viên con, mong vực dậy tinh thần con càng sớm càng tốt. Nhưng ai ngờ điều đó lại khiến con thấy bức bối, khó chịu vì bị mẹ làm phiền. Tôi choáng váng khi con nói: “Mẹ đừng làm phiền đến con nữa”. Nói rồi con ấm ức chạy lên phòng đóng cửa lại.
Con gái tôi cho rằng mỗi khi đọc bình luận của mẹ trên tường của mình là con ngượng chín vì bạn bè vào hùa trêu là “con gái bé bỏng”, rằng với bạn bè con chỉ là một đứa trẻ vì đã học lớp 11 rồi mà vẫn được mẹ cưng nựng, quan tâm thái quá. Tôi lên tiếng phản bác lời con thì con thẳng thắn: “Xin mẹ đừng làm con xấu hổ với bạn bè thêm nữa”. Nghe con thốt ra lời đó, người mẹ như tôi thấy đau xé lòng.
Khi con hủy kết bạn, chặn Facebook của mẹ thì tôi lại lập Facebook khác với cái tên khác và vào để theo dõi con. Nhưng chẳng hiểu sao con phát hiện ra. Con nói: “Bạn bè con đứa nào chả chơi Facebook, nhưng chúng có bị bố mẹ giám sát như mẹ đâu. Giờ lúc nào chúng nó cũng trêu con là có vệ sĩ đi theo đấy mẹ biết không?”. Tôi choáng nên vặn lại: “Con nói gì vậy. Mẹ làm thế là vì ai?”. Con tỏ ra ấm ức: “Con không muốn kết bạn với mẹ nữa. Mẹ đừng có lúc nào cũng chỉnh con trên Facebook như thế, đừng để bạn bè con gọi mẹ là gián điệp”. Tôi nghẹn ngào: “Cũng vì mẹ yêu con, lo lắng cho con nên mới thế...”. Con nước mắt ngắn dài: “Như thế không phải là yêu. Con cần được tôn trọng...”.
Con khóc, tôi cũng khóc, nhưng hai mẹ con theo đuổi những suy nghĩ khác nhau.
Tuần qua chuyên mục “Giáo dục dưới mắt mọi người” và “Câu chuyện giáo dục” đã nhận được bài viết của các tác giả: Nguyễn Long, Nguyễn Hiền Kha, Long Nguyệt (Hà Nội), Nguyễn Trọng Tuấn (Hải Phòng), Lê Thị Thu Thanh (Quảng Trị), Lê Tấn Thọ (Quảng Nam), Nguyễn Văn Lực (Khánh Hòa), Nguyễn Hoàng Chương (Lâm Đồng), Lê Quang Thọ (Đắk Lắk), Nguyễn Hữu Thấu (Bình Thuận), Đông Nguyễn (Vũng Tàu), Nguyễn Xuân Bình (Đồng Nai), Huỳnh Thanh Nhân, Nguyễn Thị Dung, Dương Kim Thoa, Nguyễn Đước, Phạm Văn Thành, Phan Thị Xuân Chi, Phan Nguyễn Minh Xuân, Trần Văn Tám (TP.HCM), Nguyễn Thanh Dũng (Long An), Xuân Quang (Tiền Giang), Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu), Nguyễn Hữu Nhân (Đồng Tháp), Hà Phương (Trà Vinh) cùng các tác giả Kiến Quốc, Lý Thế Mạnh, Phùng Minh Tuyên, Vũ Ngọc, hoaipmdd@gmail.com... Mời bạn đọc tiếp tục gửi bài về cho hai chuyên mục qua địa chỉ email giaoduc@tuoitre.com.vn hoặc trực tiếp đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ (số 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Những bài viết hay, được nhiều bạn đọc quan tâm chia sẻ trong tháng sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao quà lưu niệm là phần thưởng trị giá 1 triệu đồng. Cuối mỗi quý, những bài viết hay nhất sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao giấy chứng nhận và phần thưởng trị giá 3 triệu đồng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận