Công khai phương án và kết quả xét miễn thi tốt nghiệpThi tốt nghiệp THPT bốn môn: khỏe mà lo!Tốt nghiệp THPT năm 2014: sẽ chỉ thi 4 môn?
Phóng to |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong ảnh: phụ huynh xem danh sách thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại một hội đồng thi ở TP.HCM - Ảnh: Như Hùng |
Ngay lập tức nhiều nhà giáo, chuyên gia đã lên tiếng và chia sẻ nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề quan trọng này.
Trước mắt, ủng hộ thi 4 môn
"Sau năm 2014, Bộ GD-ĐT cần xây dựng lộ trình và công bố hướng đổi mới trên cơ sở kế tiếp những đổi mới của năm nay. Theo tôi, cần nghiên cứu phương án có thể sử dụng được kết quả tốt nghiệp là một căn cứ để tuyển sinh ĐH-CĐ" TSNGUYỄN TÙNG LÂM |
Tôi ủng hộ một phương án đổi mới thi với những điều chỉnh có thể thực hiện ngay trong năm nay.
Cụ thể như việc giảm số môn thi còn bốn môn hoàn toàn có thể thực hiện được.
Có nhiều ý kiến cho rằng giảm số môn thi như thế thì chất lượng toàn diện sẽ giảm, sẽ có sự phân biệt trong đội ngũ giáo viên...
Nhưng năm nay khi chỉ còn vài tháng nữa là thi tốt nghiệp, việc đổi mới chỉ có thể làm tới đây và đặt lên bàn cân thì có những ưu điểm nhiều hơn.
Số môn thi giảm, quy định mềm dẻo làm giảm áp lực không cần thiết và cho phép thí sinh có thể lựa chọn, chuẩn bị tốt hơn. Như thế tâm lý thi đối phó, tiêu cực cũng giảm.
Còn trong lộ trình đổi mới sau này, Bộ GD-ĐT có thể tiếp tục điều chỉnh. Ví dụ như thi tốt nghiệp năm sau sẽ là những bài thi tích hợp kiến thức nhiều môn học.
Bên cạnh đó, có những quy định chặt chẽ hơn trong việc đánh giá học sinh định kỳ suốt năm học, các năm học phổ thông. Kết quả học của cả quá trình sẽ chiếm một trọng số lớn trong việc xét tốt nghiệp, như vậy nếu học sinh lười học những môn không bắt buộc thi, các em vẫn có thể bị ảnh hưởng tới kết quả tốt nghiệp.
Ngoài ra có thể nghiên cứu những phương án khác.
Hiện nay có một số nước năm học nào của bậc THPT học sinh cũng phải làm 1-2 bài thi được tổ chức nghiêm túc. Tổng các bài thi trong quá trình ba năm học được căn cứ để xét tốt nghiệp.
Việc ta dồn cả vào kỳ thi cuối cấp không những không đánh giá được chính xác mà chỉ khiến học sinh căng thẳng, tiêu cực gia tăng. Với cách thức cũ thì thi sáu môn hay bốn môn, tôi tin cũng không thể đánh giá toàn diện được học sinh.
Với các điểm đổi mới khác, tôi ủng hộ phương án ngoại ngữ là môn tự chọn và bỏ việc miễn thi 20%. Trong tương lai, những thí sinh đạt yêu cầu ở các kỳ thi TOEFL hay IELTS thì nên cho phép các em không phải học và thi tốt nghiệp ngoại ngữ. Vì công nghệ để kiểm tra và đạt các trình độ trên rất đáng tin cậy và kiểm tra toàn diện hơn đối với đặc thù môn ngoại ngữ rồi.
Nên bỏ miễn thi 20
Với phương án thi tốt nghiệp năm nay, tôi ủng hộ việc giảm số môn thi xuống còn bốn môn. Tâm lý “học gì thi nấy”từ lâu khiến phần lớn học sinh chỉ tập trung học những môn để thi đại học.
Vì thế việc thi sáu môn trong kỳ thi tốt nghiệp, nhiều học sinh chỉ đối phó vào thời gian nước rút. Nên nói chất lượng dạy học giảm do giảm số môn thi còn bốn môn thì không chính xác.
Muốn giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần xóa bỏ việc thi tuyển sinh ĐH-CĐ theo khối thi như hiện nay và có một phương án đổi mới thi dài hơi hơn liên quan tới cả việc đánh giá, công nhận hoàn thành THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ.
Trong khi chưa có được phương án đó thì việc giảm môn thi cũng tốt, giúp học sinh bớt căng thẳng không cần thiết.
Còn dự kiến mở rộng miễn thi 20%, tôi nghĩ là không khả thi. Hà Nội từng có một cuộc họp để bàn sâu về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng nên giao 20% miễn thi về cho từng trường.
Với cách đó, học sinh Trường Hà Nội - Amsterdam là học sinh giỏi ba năm có thể cũng không được miễn do học sinh giỏi trường này quá đông, trong khi ở một trường khác học sinh chỉ cần xếp loại văn hóa khá cũng được miễn.
Một phương án làm nảy sinh sự không công bằng như thế thì còn có ý nghĩa khuyến khích học sinh học tập thế nào? Chưa kể việc không dễ kiểm soát những vấn đề tiêu cực khác.
Thay vào chỗ miễn thi, tôi ủng hộ phương án làm cho kỳ thi nhẹ nhàng hơn. Bộ không nên đứng ra tổ chức kỳ thi này mà giao cho các trường hay sở GD-ĐT tổ chức.
Tôi thấy không ổn
Việc bỏ bớt hai môn thi chỉ còn bốn môn, xét về mặt lý luận tôi thấy không ổn. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, họ cho học sinh tự chọn môn để học và học môn nào thi môn đó.
Ở ta, học rất nhiều nhưng lại được tự chọn môn để thi. Phương án này sẽ gây ra tình trạng học sinh coi thường, bỏ bê một số môn mà các em không thi ĐH.
Đó là chưa kể khi tổ chức hội đồng coi thi tốt nghiệp, các sở sẽ gặp khá nhiều khó khăn và rắc rối: ngày thi kéo dài (vì phải tổ chức thi tám môn), thí sinh sẽ có ngày phải đi thi, có ngày nghỉ - rất dễ quên giờ thi; rồi việc sắp xếp giám thị (khi thi hai môn văn, toán thì cần số lượng giám thị đông, khi thi sáu môn còn lại phải giảm số lượng giám thị...).
Bên cạnh đó, việc xét tốt nghiệp theo kiểu: 50% điểm thi, 50% dựa vào học bạ lớp 12 của thí sinh cũng dễ gây ra sự không công bằng và không khách quan.
Bởi trên thực tế việc đánh giá học sinh giữa các trường công lập và ngoài công lập, giữa các tỉnh, thành là “không đều tay”: có nơi dễ dãi, có nơi lại chặt chẽ...
Rồi việc đưa ngoại ngữ là môn tự chọn cũng có vẻ như đi ngược lại với mục tiêu của đề án ngoại ngữ quốc gia mà chúng ta đang thực hiện.
Ngoại ngữ nên là môn bắt buộc
Tôi rất tán đồng với phương án không xét miễn thi tốt nghiệp cho học sinh giỏi. Vì đã là học sinh giỏi thì các em dư sức thi đậu tốt nghiệp. Việc xét miễn thi dễ gây ra tình trạng không công bằng giữa các trường, giữa các học sinh.
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn mong Bộ GD-ĐT đưa môn ngoại ngữ thành môn thi bắt buộc. Chúng ta đang hội nhập, nếu đưa ngoại ngữ vào danh sách các môn thi sẽ tạo động lực cho học sinh học tập hơn.
Việc giảm số môn thi cho học sinh, giáo viên một cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, khi đổi mới thi cử cần phải đi đôi với việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy mới có thể chống tình trạng học lệch (vì thi theo cách: hai môn bắt buộc là văn và toán, chắc chắn học sinh sẽ chọn hai môn còn lại trùng với môn thi ĐH của mình).
Thoạt nghe có vẻ hay Tôi có cảm giác phương án thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT, nếu đúng như dự đoán, chưa sát với thực tế giáo dục nước nhà. Mới thoạt nghe: thấy giảm sáu môn thi còn bốn môn có vẻ hay, giảm bớt áp lực cho học sinh, giáo viên. Tuy nhiên, nó ẩn chứa nhiều điều không ổn: nếu cho học sinh tự chọn hai môn thì chắc chắn các em sẽ chọn môn thi tốt nghiệp trùng với môn thi thuộc khối thi đại học. Việc này đồng nghĩa với việc “khai tử” các môn khoa học xã hội như sử, địa. Bởi hiện nay rất ít thí sinh chọn thi khối C. Rồi đây ngay chính ban giám hiệu các trường cũng sẽ ít quan tâm, ít đầu tư cho lịch sử, địa lý... Nếu Bộ GD-ĐT cho thí sinh tự chọn hai môn nhưng phải quy định thêm: trong đó phải có một môn thuộc khoa học tự nhiên, một môn khoa học xã hội thì ổn hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận