Thi tốt nghiệp THPT: 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọnCải tiến thi tốt nghiệp THPT: giáo viên băn khoăn, học sinh hớn hở
Phóng to |
* Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng. Nếu bộ muốn giảm áp lực cho học sinh thì tại sao không đưa môn này vào danh sách những môn thi tự chọn? Như thế vừa công bằng cho những nơi không có điều kiện học ngoại ngữ, vừa có thể khuyến khích học sinh học ngoại ngữ.
TRẦN THÀNH VINH
* Ngoại ngữ là chìa khóa mở cửa kho tàng kiến thức của thế giới. Muốn khuyến khích thế hệ trẻ học ngoại ngữ thì phải đưa nó thành một môn thi bắt buộc. Xin đừng làm cùn mòn ngoại ngữ của thế hệ trẻ!
LÊ QUỐC TUẤN
* Việc đổi mới thi cử, giảm bớt áp lực cho học sinh là điều đáng mừng. Tuy nhiên, tôi băn khoăn về việc đưa ngoại ngữ ra khỏi môn bắt buộc. Không cần phải nói nhiều vì ai cũng hiểu tầm quan trọng của ngoại ngữ, vậy với việc bớt môn ngoại ngữ ra khỏi môn bắt buộc để giảm bớt sự căng thẳng cho thí sinh là chưa hoàn toàn hợp lý. Về phương án 1: Nếu thi ngoại ngữ chỉ để cộng điểm khuyến khích thì sẽ tạo ra sự rối ren, sẽ có rất nhiều thí sinh đăng ký thi vì họ chẳng mất gì, nếu trên 5 điểm thì có lợi, dưới 5 cũng không sao. Do đó sẽ tạo ra xu thế cứ thi, được nhờ, không được thì thôi dẫn đến tình trạng lãng phí vô ích. Tôi là giáo viên, cũng là phụ huynh có con đi học, tôi cảm thấy phương án hai là hợp lý.
NGUYỄN VĂN HÙNG
* Ý kiến về sự lo ngại tiêu cực trong đánh giá, cho điểm học sinh do ảnh hưởng kết quả tốt nghiệp là không phải không có lý. Để tránh tình trạng này, nhà trường và giáo viên chỉ cần làm đúng chức phận của mình là dạy thật học thật và đánh giá thật. Cạnh đó có ý kiến băn khoăn việc tổ chức hai kỳ thi gần nhau nhưng gần giống nhau (thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học với những môn gần giống nhau và cách nhau chỉ khoảng một tháng) liệu có lãng phí. Lo ngại này hoàn toàn có cơ sở, song theo tôi vẫn không phải là lý do để “bác” kỳ thi tốt nghiệp THPT mà nên xem đó là lý do cần xem xét đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH. Bởi lẽ với việc thi tốt nghiệp THPT, học sinh sẽ khép lại một quá trình rèn luyện cam go; bằng tốt nghiệp THPT là một “chứng thực” cho quá trình này. Trong khi đó, học ĐH nói chung là một chặng đường khác, hay nói khác hơn kỳ thi ĐH là mở ra một cánh cửa khác để vào đời mà không phải ai sau khi tốt nghiệp THPT cũng đều chọn con đường này, bởi xã hội luôn cho thấy ĐH không phải con đường duy nhất để vào đời.
* Ông Phan Minh Khoa (phó giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, TP.HCM): Buông nhiều môn Giảm tải các môn thi, về cơ bản học sinh sẽ nhẹ gánh nhiều, đồng thời tận dụng được việc ôn thi tốt nghiệp và đại học, đó là cái lợi trước mắt. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên, sức học cơ bản đã yếu, nay số môn thi giảm còn bốn môn, các em sẽ buông luôn tất cả các môn còn lại, chỉ cần duy trì trên 3,5 điểm/ môn là được thi. Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến người dạy, nhất là giáo viên những môn phụ, sẽ có những môn mà cả lớp không ai chọn thi cả. Chắc chắn Bộ GD-ĐT đã có những tính toán cần thiết với công tác khảo thí, bởi học sinh được tự chọn đăng ký môn thi, có em sẽ đăng ký một môn xã hội, một môn tự nhiên thì sẽ sắp xếp thi ra sao, có khi đăng ký rồi muốn đổi lại, việc này nếu không được chuẩn bị kỹ sẽ dễ rối. Ở phương án một, việc môn ngoại ngữ chỉ là môn cộng điểm khuyến khích sẽ có thể kéo trình độ ngoại ngữ của học sinh thấp xuống, trong khi các trường hiện nay rất chú trọng môn tiếng Anh. * Ông Bùi Gia Hiếu (hiệu trưởng Trường THPT tư thục Nhân Việt, TP.HCM): Cần những biện pháp chống tiêu cực thi cử Bộ GD-ĐT có phương án giảm số môn thi còn bốn môn là rất hợp lý, giảm áp lực việc học, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ trở về đúng mục đích của nó. Các trường tư thục khá hào hứng với dự thảo này nhưng cũng đặt ra các vấn đề: công tác coi thi, chấm thi ở nhiều địa phương còn thiếu nghiêm túc, tỉ lệ tốt nghiệp cao bất thường. Nếu giảm tải nhưng tiêu cực thi cử vẫn còn thì kết quả không thực chất. Phụ huynh đưa con em từ các tỉnh lên thành phố học vì các trường tư phấn đấu đạt chỉ tiêu đậu tốt nghiệp 100%, nhưng nếu thi cử ở địa phương không chặt thì chỉ tiêu này sẽ giảm giá trị. Vì vậy cùng với việc giảm tải, cần có những biện pháp chống tiêu cực thi cử, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cải tiến công tác ra đề, trong đó giảm các câu lý thuyết, tăng kiến thức thực tế. L.TRANG ghi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận