Kể từ đầu năm học 2013, học sinh có cơ hội tham gia những hoạt động như thể thao, hội họa, âm nhạc... Trước đó, các môn học “giải trí” bổ ích này không nằm trong chương trình học ở trường và nếu có nhu cầu, gia đình các em phải tự bỏ tiền túi cho con mình theo học.
Mục đích của việc đưa hoạt động văn hóa thể thao vào thời khóa biểu là để giúp các em khám phá kiến thức cũng như kích thích sự tò mò.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Pascal Deguilhem - nghị sĩ tỉnh Dordogne, đồng thời là chủ tịch nhóm hữu nghị Pháp - Việt - cho biết Pháp vẫn luôn hướng đến cách học thực tiễn, nghĩa là học phải đi đôi với hành, nhằm giúp học sinh có thể sáng tạo, làm việc theo nhóm và đặc biệt là phải tự lập.
Theo ông, ngành giáo dục Pháp tập trung trau dồi kiến thức cũng như kỷ luật ngay từ khi các em mới vào lớp 1. Các giáo viên cũng như nhà trường nhận ra một điều: phải dạy cho trẻ những gì căn bản nhất để tránh tình trạng bị mất kiến thức ngay từ những buổi học đầu tiên. Trẻ phải hiểu rõ những gì đã học và phải biết ứng dụng những kiến thức đã tích cóp được vào trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, các em phải khám phá việc học với một niềm vui thật sự chứ không bị gò bó, cưỡng bức và áp lực từ phía phụ huynh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận