Cơn bão mạnh nhất lịch sử vào biển ĐôngSiêu cuồng phong Haiyan "hủy diệt" Philippines, ít nhất 100 người chết
Công điện yêu cầu các đơn vị trên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kiên quyết kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trên biển về bờ, chủ động cấm biển, kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền...; tổ chức chặt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, công trình; sơ tán người dân vùng cửa sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở cao; chủ động cho học sinh nghỉ học, hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo phòng chống bão, lũ; rà soát kiểm tra đề điều, hồ đập thủy lợi, thủy điện nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạ du, có phương án sơ tán dân khi xả lũ; Các tỉnh miền núi phía Bắc triển khai rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để chủ động sơ tán dân; triển khai phương án tiêu thoát nước đô thị tại các thành phố lớn, tiêu nước các vùng trũng thấp và có biện pháp chống ngập để đảm bảo sản xuất hoa màu vụ Đông...
Trước đó, Văn phòng Ban chỉ đạo PCLB TƯ - Văn phòng ủy ban Quốc gia TKCN cũng đã có công điện khẩn gửi Ban chỉ huy PCLB &TKCN TP Hà Nội đề nghị rà soát và triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là khu vực nội thành; có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ giao thông ở những điểm ngập lụt để đảm bảo hoạt động bình thường của các hoạt động kinh tế xã hội.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, lượng mưa do bão số 14 gây ra tại các tỉnh Bắc Trung bộ và Bắc bộ từ ngày 9-11 đến 11-11 có khả năng ở mức từ 300-500mm.
Trong cuộc họp trực tuyến triển khai công tác phòng chống bão chiều 8-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra không chủ quan. Nếu mưa to thì Hà Nội không loại trừ ngập nặng như năm 2008 nên phải chú ý phòng tránh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận