Nhiều bài viết xúc động tiếp tục gửi đến cuộc thi “Thầy tôi”Gần 500 bài dự thiNgười thầy - người cha
Phóng to |
Thầy Đặng Quang Hiên - nhân vật trong bài - hiện đang công tác tại Trường THCS & THPT Sơn Giang (huyện Sông Hinh, Phú Yên) - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Gia hạn cuộc thi đến 30-10 Nhiều bạn đọc vẫn tiếp tục gửi bài dự thi với số lượng ngày càng nhiều, có bạn đọc đề nghị Tuổi Trẻ thêm thời gian để bạn đọc có thể bổ sung hình ảnh, tư liệu trong các bài dự thi của mình. Thể theo yêu cầu của bạn đọc, Tuổi Trẻ quyết định gia hạn cuộc thi đến ngày 30-10-2013. Mong bạn đọc tiếp tục tham gia, bài dự thi gửi trực tiếp đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc qua mail: thaytoi@tuoitre.com.vn. |
Cũng đúng lúc ấy, gia đình tôi gặp khó khăn. Mẹ tôi nằm viện liên miên. Anh trai thì bước vào giảng đường đại học. Ba phải nuôi cả gia đình tới bảy tám miệng ăn. Tiền thuốc men, tiền học hành, nợ nần cùng túng khiến gia đình rơi vào cảnh bế tắc. Là con gái lớn trong gia đình, tôi phải gánh vác rất nhiều. Mệt mỏi, thiếu thốn khiến tôi nản chí và có ý định bỏ học. Biết được lý do, thầy vận động lớp giúp đỡ tôi phần nào.
Tôi còn nhớ rất rõ tiết chủ nhiệm thứ hai sau khi thầy đảm nhiệm lớp. Thầy hỏi một câu rất ấn tượng: Em có biết trên cơ thể chúng ta bộ phận nào quan trọng không?
Chúng tôi người thì bảo đôi mắt, đôi tay, kẻ thì bảo chân... Thầy đều cho là không đúng.
- Đó là bờ vai các em ạ. Bờ vai cho một người đau khổ, buồn bã. Là điểm tựa vững chắc cho những người bị chênh vênh trong cuộc sống. Thầy thấy lớp chúng mình có một bạn gia đình rất khó khăn. Vì thế các em hãy nghiêng bờ vai mình để bạn khỏi bị chênh vênh. Việc làm thiết thực ngay bây giờ là các em hãy cùng nhau giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn trước mắt.
Cả lớp hầu như hiểu được ý thầy. Các bạn cùng nhau ủng hộ một hai ngàn tiền tiêu vặt trong ngày của mình.
Thế là ngày hôm sau, thầy gọi tôi đến gặp riêng, trao cho tôi 30.000 đồng của lớp quyên góp và bảo:
- Đừng nản chí em nhé. Thầy và các bạn luôn ở bên cạnh em.
Rồi những năm tháng cấp II lặng lẽ trôi qua, tôi bước vào cấp III. Cái nghèo vẫn bám riết và ám lấy gia đình tôi. Thầy vẫn luôn ngầm giúp đỡ tôi, vẫn dõi theo tôi như người cha dõi theo bước chân con mỗi lúc đến trường.
Con đường học hành trước mắt tôi ngày một gập ghềnh. Tôi chỉ biết học để mà học, chả biết tương lai sau này làm gì vì tôi chả mơ là mình sẽ bước vào giảng đường. Phía trước tương lai quá mù mịt như mảng mây xám trĩu nặng phủ kín cả bầu trời khi vẫn đang còn trong xanh.
Năm cuối cấp, tôi cũng nhắm mắt đăng ký dự thi vào Trường cao đẳng Sư phạm Phú Yên. Trước ngày đi thi có nhiều lời bàn ra tán vào về việc học hành vì không có tiền trang trải. Lại một lần nữa chán nản, tôi quyết định không thi vào cao đẳng mà dự tính ở nhà bám ruộng bám vườn.
Chả hiểu ai nói cho thầy tin này. Chiều hôm trước ngày thi, thầy đến khuyên tôi hết lời và đưa cho tôi 60.000 đồng, bảo:
- Em cầm lấy số tiền này lo tiền xe cộ và ăn uống trong mấy ngày thi. Chuyện đâu còn có đó. Đến bước nào thì tính bước nấy. Mất một năm thì lỡ mất một cơ hội.
Ban đầu còn do dự nhưng sau đó tôi nhận lấy 60.000 đồng từ tay thầy. Nhận 60.000 đồng của thầy như nhận lấy cả tấm lòng của người thầy, người cha đáng kính.
Sáng hôm sau tôi quyết định đi thi và rất may đỗ vào trường. Nghe lời thầy, tôi cố gắng bám trụ việc học hành trong cảnh thiếu thốn.
Giờ đây tôi đã trở thành cô giáo. Nghĩ lại thấy thương thầy nhiều hơn và hình ảnh 60.000 đồng ngày ấy vẫn sáng mãi trong ký ức tôi. Thiết nghĩ ngày ấy tôi nhận 60.000 đồng của thầy chính là nhận cả tương lai xán lạn của mình. Và hình ảnh thầy vẫn dõi theo tôi trong sự nghiệp trồng người.
Ai bần cùng nhất thế gian? Chúng tôi mê những giờ giáo dục công dân của thầy. Mê những giờ giảng rất thoải mái cùng với sự liên hệ thực tế và cách giáo dục rất khéo léo của thầy. Còn nhớ khi dạy đến bài “Mục đích học tập của học sinh”, thầy hỏi lớp chúng tôi: - Các em có biết kẻ bần cùng nhất trên thế gian này là những kẻ nào không? Lũ chúng tôi ai cũng hồn nhiên trong câu trả lời dễ nhất đã được định sẵn trong đầu đó là kẻ chẳng có một đồng xu dính túi. Rồi cả lớp gần như đồng thanh: - Đó là kẻ ăn mày thầy ạ! Thầy cười xòa: - Các em nhầm rồi. Đó chính là kẻ không có nổi một ước mơ. Kẻ ăn mày không phải là kẻ bần cùng các em ạ vì họ cũng có ước mơ cho riêng mình. Rồi lần lượt từng bạn một được thầy hỏi ước mơ của mình là gì. Lũ chúng tôi kẻ thì bảo làm công an, người thì thích làm cô giáo, bác sĩ... Thầy tiếp lời: - Vậy các em hãy biến ước mơ thành hiện thực ngay trong tương lai gần đi. Đừng để mình trở thành bần cùng nhất trong xã hội. Vì vậy ngay từ bây giờ các em hãy nuôi ước mơ của mình bằng cách học tập thật tốt nghen. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận