Đó là các bé bị béo phì, các cô sợ ảnh hưởng đến kế hoạch thi đua “không có trẻ suy dinh dưỡng và béo phì” đã đăng ký từ đầu năm học.
Phóng to |
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Giồng Ông Tố, Q.2, TP.HCM nghe giám thị đọc đề môn toán trong một kỳ kiểm tra - Ảnh mang tính minh họa |
Ở lớp khác, vào tiết thao giảng, giáo viên phải gửi bớt một số trẻ học chậm hoặc hay quậy sang học nhờ lớp khác. Số trẻ còn lại được cô luyện tập, phân công bạn nào hát, bạn nào trả lời khi đến tiết có tham quan, dự giờ. Đó là chuyện ở một trường mầm non tại huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Một giáo viên cho biết đầu năm nhà trường đã đăng ký chỉ tiêu thi đua bao nhiêu phần trăm giáo viên giỏi, không được có học sinh bỏ học, không được có điểm 0, điểm 1 trong sổ điểm, không được có học sinh hạnh kiểm yếu, phải có 70% học lực trên trung bình... đó là những nguyên tắc mà các giáo viên phải “khắc cốt ghi tâm” nếu không muốn mất danh hiệu thi đua mỗi năm học.
Nhiều giáo viên bức xúc bởi để đảm bảo thi đua, không được cho học sinh điểm kém mà phải cho các em cơ hội gỡ điểm. Thế nhưng sổ điểm vẫn phải cập nhật đầy đủ, đúng thời hạn để kiểm tra. Thế là các giáo viên mà trong lớp có vài học sinh yếu kém phải xoay như chong chóng để đạt chỉ tiêu.
Từ câu chuyện học sinh béo phì phải nghỉ học vào những ngày thao giảng, đến chuyện loay hoay tìm cách cho học sinh gỡ điểm để có sổ điểm... đẹp, những áp lực của thi đua, của thành tích đang dần tạo nên một lớp “nước sơn” che đậy phần “gỗ” còn nhiều chỗ mối mọt, xiên xẹo nào đó của ngành giáo dục.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận