12/04/2008 08:12 GMT+7

Phải cải cách, thay vì đổi mới giáo dục

 GS Phạm Phụ
 GS Phạm Phụ

TT - Hôm qua 11-4, ngày cuối cùng của cuộc hội thảo thứ tư góp ý cho đề tài nghiên cứu về đề xuất chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Quĩ Hòa bình và phát triển diễn ra tại Hà Nội, các nhà giáo và nhà quản lý giáo dục tập trung vào vấn đề cốt tử: cải cách hay đổi mới?

cmBkCBPk.jpgPhóng to
Giờ học của lớp 9 Trường THCS Pu Sam Cáp, Sìn Hồ (Lai Châu) chỉ có mặt 6/18 học sinh - Ảnh: THU TRANG
TT - Hôm qua 11-4, ngày cuối cùng của cuộc hội thảo thứ tư góp ý cho đề tài nghiên cứu về đề xuất chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Quĩ Hòa bình và phát triển diễn ra tại Hà Nội, các nhà giáo và nhà quản lý giáo dục tập trung vào vấn đề cốt tử: cải cách hay đổi mới?
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Không nên đổi mới mãi, mà phải cải cách

Phát biểu tại hội thảo, ông Lương Ngọc Toản - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - băn khoăn: "Bộ GD-ĐT đang xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và xem đó là cải cách. Nhưng những ý kiến của các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục tại hội thảo lại bàn đến một cuộc cải cách thật sự khác. Như vậy, có sự "vênh" nhau giữa hướng giải quyết của những người đang trực tiếp điều hành guồng máy giáo dục và những nhà giáo dục nhìn nhận về những bất cập của giáo dục bằng con mắt khách quan hơn".

"Khi những nguyên lý cũ không mang lại hiệu quả nữa thì phải cải cách. Nhưng không có nghĩa cải cách là vứt bỏ những cái chúng ta đã làm trước đây. Nếu hiểu đúng thì sẽ thấy cải cách là chuyện bình thường: thay đổi những điều không còn phù hợp. Quan trọng là thực hiện cải cách thế nào"

Ông Lương Ngọc Toản cũng bày tỏ: trước đây các nhà quản lý giáo dục đã cân nhắc có nên dùng từ "cải cách" để tiến hành việc điều chỉnh, đổi mới giáo dục và cuối cùng đã dùng từ có tính dung hòa hơn là "đổi mới". Cách dùng từ này để tránh "sốc" cho xã hội, nhưng bản thân tên gọi của nó cũng phản ánh một thực tế như nhận xét của ông Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ: "Các đề án đổi mới triển khai vội vã, chắp vá, thiếu khoa học, kém hiệu quả và lãng phí”. Ông Lương Ngọc Toản đề nghị: bây giờ nên mạnh dạn sử dụng từ "cải cách" để triển khai một cuộc cải cách thật sự về giáo dục.

Ý kiến này tìm được sự đồng thuận của nhiều nhà giáo, nhà quản lý giáo dục tham gia hội thảo. GS Trần Xuân Nhĩ, phó chủ tịch Hội Khuyến học VN, nhận xét: "Từ lần cải cách năm 1979 đến nay đã gần 30 năm, chúng ta không nên cứ đổi mới mãi mà cần nghĩ đến một cuộc cải cách thật sự mới có thể giải quyết được những bất cập. Theo đó, phải xác định rõ những việc cụ thể nào cần làm, làm thế nào, lộ trình ra sao". Ông Chu Hảo cho rằng đã đến lúc phải bình tĩnh nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những vấn đề đổi mới vừa qua để soạn thảo một chiến lược chấn hưng nền giáo dục nước nhà với một tư duy hoàn toàn mới mẻ.

Khâu yếu nhất là đội ngũ

Phát biểu kết luận hội thảo, bà Nguyễn Thị Bình - nguyên phó chủ tịch nước - cho rằng vấn đề lớn nhất cần giải quyết là đội ngũ cán bộ quản lý - chuyên gia và đội ngũ giáo viên. Trong đó, điểm yếu không chỉ ở khâu đào tạo đội ngũ và còn ở chỗ sử dụng. Những người được đào tạo không được sử dụng đúng chỗ, đúng việc, không khai thác được hết năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, chuyên gia là một sự lãng phí.

Bà Nguyễn Thị Bình nói khâu đột phá để cải cách giáo dục là vấn đề quản lý ở nhiều cấp độ. Nhưng muốn tạo nên sự đột phá, cần tìm ra động lực tốt. Đồng ý với nhiều ý kiến tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Bình cho rằng để thực hiện cải cách giáo dục cần phải có một tổ chức (ủy ban cải cách) để nghiên cứu, triển khai. Ủy ban này chịu trách nhiệm lập đề án cải cách với những giải pháp mang tính tổng thể bao trùm các bậc học từ mầm non đến ĐH.

Những vấn đề được gợi ra, phân tích tại hội thảo (ngày 10 và 11-4) và gửi ý kiến trực tiếp cho nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu "Xây dựng luận cứ khoa học cho việc giáo dục phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ” sẽ được tổng hợp để hoàn thiện bản kiến nghị gửi lên Chính phủ, đồng thời đóng góp với Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nước nhà.

 GS Phạm Phụ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên