WHO, UNICEF vẫn khẳng định chất lượng vắc-xin Quinvaxem Ấn Độ có văcxin chống tiêu chảy giá 1 USD Văcxin Quinvaxem: tiêm mà lo
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Đắc Phu cho biết: Hiện Cục Y tế dự phòng và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã giao các địa phương tổng hợp, báo cáo số ca có phản ứng nhẹ. Những phản ứng nhẹ như sưng nóng, đỏ đau chỗ tiêm là phản ứng thông thường. Chúng ta phải chấp nhận vì giá văcxin rẻ hơn, văcxin có thành phần ho gà toàn tế bào tỉ lệ phản ứng là cao hơn so với văcxin vô bào. Theo WHO, có những phản ứng nhẹ có thể gặp ở 50% các cháu được tiêm, nhưng theo dõi tại Hà Nội (địa phương được đánh giá là có số liệu phản ứng sau tiêm “chuẩn” - PV) thì tổng số các cháu có phản ứng sau tiêm là 134/47.000 mũi tiêm đợt tiêm tháng 11 vừa qua.
* Thưa ông, như ông nói, sưng, nóng, đỏ đau chỗ tiêm là phản ứng nhẹ. Vậy phản ứng như thế nào được coi là phản ứng nặng?
- Các phản ứng như tím tái, sốt cao có co giật... là phản ứng nặng. Ở Hà Nội, trong số 134 cháu phản ứng sau tiêm có 15 trường hợp tím tái, 11 trường hợp co giật. Tính theo tỉ lệ, số các cháu có phản ứng sốt là 0,18%, trong khi tỉ lệ thế giới cho phép là 50% các cháu có sốt. Số sưng, đỏ đau tại chỗ là 0,03%, quấy khóc 0,05%, tím tái 0,03%... Nói chung so với văcxin có thành phần ho gà vô bào thì tỉ lệ phản ứng nặng sau tiêm văcxin này không cao hơn, nhưng phản ứng nhẹ thì cao hơn. Chính điều này gây tâm lý bất an cho các bậc cha mẹ.
* Thưa ông, sử dụng một văcxin như ông nói là có gây tâm lý bất an cho cha mẹ và thực tế còn tới 40% các ca tử vong sau tiêm Quinvaxem là không rõ nguyên nhân, liệu kết luận “không có một phản ứng không mong muốn nào do văcxin Quinvaxem gây ra” của nhóm điều tra quốc tế do WHO và UNICEF khởi xướng liệu có đáng tin cậy?
- Về điều này, ngày 19-12 hội đồng chuyên môn về đánh giá xử trí tai biến sau tiêm văcxin họp và cơ bản thống nhất với kết luận của các hội đồng điều tra cấp tỉnh, và cũng tương tự kết luận này. Con số 40% chưa rõ nguyên nhân, chúng tôi nghĩ nhiều đến các bệnh trùng lặp ở trẻ dưới 1 tuổi, vì nhiều bệnh trùng lặp không dễ tìm ra nguyên nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận