Đây là con bọ xít thứ ba trong vòng một tuần được mẹ con bà Liên phát hiện và bắt tại nhà mình.
Nhập viện vì bọ xít hút máuHình ảnh chi tiết đầu tiên về loài bọ hút máu
Phóng to |
Trước đó, lúc 20g45 ngày 1-9, trong lúc cả nhà đang ngồi xem truyền hình, bà Liên phát hiện có con bọ xít bay lòng vòng rồi đáp xuống nền nhà. Hai đêm 26 và 27-8, chị Trần Thị Kim Cúc và mẹ là bà Liên cũng đã bắt 2 con bọ xít ngay giữa nhà.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho rằng trong y văn chưa ghi nhận loại bọ xít này gây bệnh gì nguy hiểm cho con người mà chỉ gây dị ứng cho một số ít người. Do vậy, người dân không nên quá hoang mang, lo sợ. Khi phát hiện 1-2 con bọ xít, người dân có thể tự giết loại côn trùng này, chỉ khi phát hiện 5-7 con một lúc mới nên báo với trạm y tế phường xã để được hỗ trợ, xử lý. Với trường hợp bị đốt nhiều, vết đốt sưng to thì cần đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi. |
Được biết, tối 29-8, hai cán bộ khoa côn trùng, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn đã đến nhà bà Liên điều tra sơ bộ, nắm bắt thông tin việc bọ xít hút máu người liên tiếp xuất hiện. Tuy nhiên, dù được gia đình cung cấp thông tin rất tỉ mỉ và trực tiếp kiểm tra rất kỹ trên trần nhà, ngõ ngách… nhưng các cán bộ chưa phát hiện được gì.
Tiếp nhận con bọ xít bà Liên bắt được tối qua, thạc sĩ Hồ Việt Hiếu - nghiên cứu viên khoa côn trùng - khẳng định cả ba con bọ xít nhà bà Liên bắt được cùng loài bọ xít hút máu người gây buồn ngủ, tuy nhiên bụng chúng chưa có máu. Đây là loại bọ xít có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ di cư sang châu Á và nước ta bằng đường du lịch. Loài bọ xít này có tuổi thọ rất lâu, từ 1-2 năm, đặc biệt không ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 20 ngày vẫn sống được.
Ngoài việc chích, hút máu người, loài bọ xít này có thể chích hút máu bất kỳ loài động vật nào nó tiếp cận được như chó, mèo, chuột… Khi đói nó cũng có thể chích, hút nước từ những trái cây chín để sống…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận