Phóng to |
Sử dụng kỹ thuật tia X, các nhà nghiên cứu ở California (Hoa Kỳ) đã tìm ra cấu trúc của phân tử CXCR4 và biết được cơ chế hoạt động của nó.
Khám phá này có thể mở ra một chân trời mới cho việc phát triển các loại thuốc phòng chữa, tạp chí Science (Khoa Học) công bố.
Nhưng các chuyên gia nói cần tìm hiểu thêm về hoạt động của CXCR4.
Phân tử này xem ra đồng lõa với sự xâm nhập của HIV
Phân tử này là một thành viên trong họ các protein có tên gọi cảm ứng kép G-protein. Chúng phân bố rải rác trên màng nhầy của tế bào để truyền tín hiệu từ môi trường bên ngoài vào nội bào. Chúng kiểm soát hầu như mọi quá trình diễn ra trong cơ thể, từ sự phát triển tế bào, tiết hormon cho tới cảm thụ ánh sáng.
Giải mã cấu trúc phân tử này là bước quan trọng để định hình các loại thuốc phòng chống ung thư. Thông thường chức năng của CXCR4 là kích hoạt hệ miễn dịch và kích thích sự di chuyển tế bào.
Sự cố tín hiệu
Nhưng khi các tín hiệu bị nhiễu loạn, CXCR4 có thể khiến ung thư bộc phát thành bệnh. Để có được hình ảnh về phân tử quan trọng này, các nhà khoa học sử dụng một phương pháp gọi là ảnh tinh thể tia X.
Nhưng họ gặp khó khăn vì các protein màng nhầy rất ranh mãnh và khó dụ khị để tạo thành tinh thể cần thiết cho kỹ thuật tia X, nghiên cứu cho biết. Sau cùng họ phải mất đến ba năm mới đạt được điều kiện lý tưởng để có một hình ảnh rõ ràng về cấu trúc phân tử CXCR4.
Các nhà khoa học đã có được năm cấu trúc khác biệt của CXCR4. Chúng cho thấy phân tử này có cấu trúc liên kết đôi, khẳng định kết quả từ các thực nghiệm khác.
Cấu trúc “cụng ly”
Giáo sư Raymond Stevens, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Scripps ở California, nói: “Các cấu trúc này tạo cơ sở cho việc hiểu biết những nguyên tắc cơ bản trong việc phát tín hiệu cảm ứng kép chemokin”.
Các hình ảnh cũng cho thấy CXCR4 có hình dáng như hai ly rượu vang cụng vào nhau. Các nhà nghiên cứu nói nhờ những hình ảnh này người ta có thể thiết kế những hợp chất điều tiết được hoạt động của CXCR4 hay ngăn chặn sự xâm nhập của HIV vào nội bào.
HIV chiêu dụ một số cảm ứng để vào được bên trong tế bào. Hầu hết người nhiễm HIV do virus đã đánh bại một cảm ứng có tên là CCR5.
Nhưng sau một thời gian, cộng đồng virus sẽ chuyển sang lợi dụng một cảm ứng khác và đó chính là CXCR4. Lý do tại sao người ta vẫn chưa hiểu được. Một số công ty đã chế được thuốc vô hiệu hóa cảm ứng CCR5.
Một hợp dược bịt được cả CCR5 lẫn CXCR4 có thể sẽ thành tựu lớn lao trong việc điều trị HIV, nhưng cần tìm hiểu thêm về hệ quả của việc vô hiệu hóa CXCR4, bởi vì cảm ứng này còn có vai trò trong việc điều tiết hệ miễn dịch.
Câu chuyện của CXCR4 có vẻ như một bài toán đã có được phương trình nhưng không dễ gì tìm ra lời giải. CXCR4, như bí danh và bản tính lẩn trốn của hắn, thật chẳng khác nào một “gián điệp hai mang”.
Đông y: khẳng định nguyên nhân mất thăng bằng cảm xúc
Tiến sĩ Subhuti Dharmananda - giám đốc Viện Y học cổ truyền Portland, Oregon, Mỹ - đã kết luận như trên sau khi tham khảo nhiều tài liệu của các đồng nghiệp Trung Quốc.
Không phải là các thầy thuốc phương Đông bỏ qua các yếu tố môi trường và thói quen sống, khuyến cáo xưa kia là nước uống và thức ăn thiu còn ngày nay là thuốc lá; nhưng cảm xúc vẫn được xem là thủ phạm chính gây nên ung thư.
Cả hai cực đoan của cảm xúc, cuồng nộ và ức chế, đều làm ảnh hưởng đến khí huyết và phủ tạng. Khi cơ thể suy yếu thì dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, làm bệnh phát sinh.
Sun Binyan trong cuốn sách Ngăn ngừa và chữa chạy ung thư viết: “Theo hiểu biết của chúng tôi về các bệnh nhân ung bướu, hầu hết họ là những người đè nén cảm xúc. Họ có khuynh hướng nuốt hận vào trong. Mặc dù một số người được điều trị khả quan nhưng rồi sau đó bị kích thích cảm xúc khiến họ thoái lui, coi như vô ích. Một số khác không chịu đựng nổi khi hay tin mình ung thư. Tinh thần họ sụp đổ, làm việc chữa trị rất khó khăn”.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc khảo sát 750.000 người ở Bắc Kinh để kiểm tra xem các yếu tố tâm lý xã hội đóng góp ra sao vào bệnh ung thư phổi. Kết quả cho thấy có ba tác nhân gắn liền với căn bệnh ung thư này:
1. Cảm xúc bộc phát thiếu kiềm chế
2. Môi trường làm việc xấu, quan hệ xấu với đồng nghiệp
3. Trầm cảm kéo dài
Trong đó người nữ dễ rơi vào trầm cảm kéo dài hơn người nam. Nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ giữa cảm xúc và bệnh ung thư. Nhưng nó sẽ không đứng vững trước những đòi hỏi về định chất và định lượng khắt khe trong tiêu chuẩn nghiên cứu mà phương Tây quen dùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận