Phóng to |
Em T.V.Hưng không có tiến triển nhiều sau mổ, ngoại trừ hai vết sẹo to trên hai bắp tay |
Theo Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đông Anh, khoảng 200 trên gần 300 bệnh nhân xơ cơ delta ở Vĩnh Ngọc đã được phẫu thuật, có 92,75% trường hợp tiến triển khả quan sau phẫu thuật.
Vẫn chưa... đẹp
Em T.V.Hưng, một học sinh lớp 12, sống ở thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, được mổ xơ cơ delta đợt đầu tiên, từ năm 2006, nhưng hai cánh tay Hưng hoàn toàn không buông sát thân mình mà luôn ở tư thế khuỳnh, Hưng không thể nâng tay ở vị trí vuông góc sát hai cánh tay, hai vai Hưng rất hẹp. Hưng cho biết sau cuộc mổ năm 2006 Hưng đã đi tập phục hồi chức năng một tuần ở bệnh viện, thỉnh thoảng vẫn tự tập phục hồi chức năng với bóng, nhưng ngoại trừ vết sẹo to bằng ngón tay trỏ khá xấu trên hai vai, hầu như Hưng không có tiến triển nhiều về chức năng nâng - gập - buông cánh tay.
Hơn 2.000 bệnh nhân xơ hóa cơ delta phát hiện năm 2006 cũng chỉ tập trung ở một số xã thuộc Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Hà Nội..., chứ không rải rác xuất hiện như một bệnh ngẫu nhiên. |
Ông Nguyễn Vũ Hoa, trưởng Trạm Y tế xã Vĩnh Ngọc, cho biết năm 2006 phát hiện 289 em bị xơ cơ delta tại xã này, đến nay còn khoảng 80 em mắc bệnh nhưng chưa có chỉ định mổ, ngoài ra còn vài chục em bị xơ hóa cơ tứ đầu đùi. Trong số những trường hợp xơ hóa cơ delta, có em nay đã 24-25 tuổi, dù được phẫu thuật và chuẩn bị lấy vợ nhưng biểu hiện vẫn là hai cánh tay khuỳnh, xương bả vai gồ, vai hẹp.
Phóng to |
Hai xương bả vai gồ cao mặc dù N.N.Hải để thõng hai tay ở vị trí bình thường - Ảnh: L.Anh |
Do tiêm kháng sinh vào vùng cơ delta?
Trong nghiên cứu cấp nhà nước nói trên, thực hiện tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nơi có tỉ lệ trẻ xơ hóa cơ delta cao thứ nhì cả nước (sau huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), trong số 787 trẻ có 745 trẻ trong thời gian nằm viện có tiêm trực tiếp vào vùng cơ delta, 33 trẻ không tiêm trực tiếp vào vùng cơ (không bị xơ cơ delta). Tỉ lệ mắc xơ hóa cơ delta ở nhóm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ là tiêm vào vùng cơ delta là 47/638, tương đương 7,44%. |
Theo một nghiên cứu cấp nhà nước, do ông Nguyễn Thanh Liêm, giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, chủ trì, nhóm trẻ tiêm kháng sinh vào vùng cơ delta mắc xơ hóa cơ delta cao hơn nhóm trẻ không có tiền sử tương tự 1,5 lần. Kết quả phân tích cũng cho thấy khi tiêm đơn độc, vitamin B1 hầu như không liên quan với xơ hóa cơ delta.
Tuy nhiên hầu hết trường hợp mắc xơ cơ delta từng được tiêm kết hợp hai kháng sinh, hai vitamin và một thuốc giảm đau. Nghiên cứu này cũng trích dẫn kết quả thực nghiệm trên động vật cho thấy khi tiêm liên tiếp vào đùi thỏ mười ngày, sau một năm xuất hiện co rút cơ. Nghiên cứu này kết luận kháng sinh tiêm trong cơ delta là yếu tố nguy cơ gây xơ hóa cơ delta, nhất là các trường hợp được tiêm kết hợp trên bốn loại thuốc tiêm/đợt điều trị ở trẻ em.
Trước những kết quả nghiên cứu trên, ông Hoa cho rằng nhiều trường hợp trong số gần 300 trẻ bị xơ hóa cơ delta trong xã ít có em phải tiêm thuốc. Những em bị xơ hóa cơ tứ đầu đùi thì càng ngạc nhiên hơn vì chẳng ai tiêm vào vị trí này. Tuy nhiên, tại sao các xã xung quanh xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh lại có rất ít, thậm chí không có bệnh nhân xơ hóa cơ delta?
Thống kê của ngành y tế cũng cho biết đến nay hầu hết trẻ bị xơ hóa cơ delta có chỉ định phẫu thuật đều đã được phẫu thuật, thỉnh thoảng Bệnh viện Nhi T.Ư vẫn tiếp nhận bệnh nhân mắc căn bệnh này nhưng không rầm rộ như thời điểm 2006-2007. Tuy nhiên, với tình trạng chức năng cánh tay cải thiện không nhiều sau mổ, rất nên tiến hành khảo sát lại hiệu quả phẫu thuật ở các trường hợp đã được mổ. Hầu hết bệnh nhân xơ cơ delta là trẻ em, nên càng không thể để một số trong các em “chim sệ cánh” năm ấy vẫn mãi là “chim sệ cánh”...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận