22/07/2010 07:52 GMT+7

Đề xuất tăng giá 350 dịch vụ y tế: Có dịch vụ tăng 70 lần

LAN ANH
LAN ANH

TT - Đề nghị tăng giá 350 dịch vụ y tế, trong đó có 70 dịch vụ tăng giá 7-10 lần, nhưng trong cuộc gặp gỡ với báo giới ngày 21-7 để giải thích về đề xuất tăng viện phí, Bộ Y tế đã không chứng minh được những căn cứ để tính mức giá mới này.

t1fqhtQV.jpgPhóng to
Bộ Y tế đề xuất sẽ tăng mức thu dịch vụ giường bệnh lên 100.000 đồng/ngày nhưng chưa tính cách thu với bệnh nhân nằm ghép - Ảnh: V.Hùng

Theo ông Nguyễn Huy Quang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, đề nghị điều chỉnh giá lần này tập trung vào 350 dịch vụ trong tổng số 3.000 dịch vụ các bệnh viện đang thực hiện. Trong đó có 220 dịch vụ tăng tối đa 2,5 lần, 60 dịch vụ tăng 2,5-5 lần, 70 dịch vụ tăng 7-10 lần so với mức viện phí hiện hành. “Chi phí vật tư tiêu hao, điện nước, hóa chất... tăng nhiều lần, nếu thu viện phí như quy định năm 1995 sẽ không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh” - ông Quang nói.

Dự kiến sửa đổi bảng giá thu một phần viện phí ở một số dịch vụ

STT<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Loại dịch vụ

Giá tối thiểu (hiện hành)

Giá tối đa (hiện hành)

Giá tối thiểu (đề nghị sửa)

Giá tối đa(đề nghị sửa)

1

Khám lâm sàng chung/chuyên khoa(bệnh viện hạng 1/đặc biệt)

2.000đ

3.000đ

20.000đ

30.000đ

2

Khung giá ngày/giường bệnh(bệnh viện hạng 1/đặc biệt)

12.000đ

18.000đ

100.000đ

180.000đ

3

Chạy thận nhân tạo (1 lần)

150.000đ

300.000đ

300.000đ

400.000đ

4

Sinh thiết tủy xương

10.000đ

30.000đ

1.800.000đ

2.000.000đ

5

Sinh thiết màng phổi, màng hoạt dịch

10.000đ

30.000đ

300.000đ

350.000đ

6

Sinh thiết ruột

10.000đ

30.000đ

300.000đ

350.000đ

7

Phẫu thuật vết thương phần mềm,tổn thương nông

15.000đ

40.000đ

100.000đ

145.000đ

8

Nắn trật khớp vai (bột tự cán)

25.000đ

50.000đ

80.000đ

100.000đ

9

Nắn trật khớp háng (bột tự cán)

30.000đ

75.000đ

130.000đ

150.000đ

10

Mổ quặm một mi

15.000đ

25.000đ

350.000đ

450.000đ

11

Lấy dị vật thanh quản

30.000đ

60.000đ

200.000đ

300.000đ

“Có mức giá thận trọng”

Dẫn ra một loạt chi phí như tiền điện, nước, găng tay, khẩu trang... được coi là căn cứ đề xuất giá khám bệnh mới, nhưng ông Nguyễn Nam Liên, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), lại chưa công bố được mỗi bệnh nhân khám bệnh cần bao nhiêu găng tay, khẩu trang, bao nhiêu tiền điện, nước và vì sao lại đề xuất mức giá tối đa 30.000 đồng/lần khám bệnh, hay dựa trên căn cứ nào dẫn đến mức đề xuất 100.000 đồng/ngày/giường bệnh. Rất nhiều bệnh viện hiện phải cho nằm ghép 2-3 bệnh nhân, thậm chí tám bệnh nhân/giường bệnh, nhưng mức thu người nằm ghép như thế nào cũng hoàn toàn chưa được Bộ Y tế tính tới.

Theo ông Trần Quý Tường - phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ y tế còn phụ thuộc vào nhân lực, trang thiết bị, phòng bệnh, y đức, tinh thần thái độ cán bộ y tế... Vì vậy, tăng viện phí nhưng Bộ Y tế chưa trả lời được câu hỏi người bệnh có phải nằm ghép không, có được bác sĩ thăm khám trong 5-7 phút/người hay chỉ 1-2 phút/người... Lâu lắm rồi Bộ Y tế mới có một cuộc gặp gỡ với báo giới kéo dài đến gần 12g trưa nhưng vẫn còn hàng loạt câu hỏi chưa trả lời được, đặc biệt là băn khoăn tăng viện phí liệu có tăng được chất lượng dịch vụ y tế.

Ý kiến của báo giới về viện phí những ngày qua cũng như tại cuộc gặp gỡ này khiến Bộ Y tế rất quan tâm. Có thông tin từ khảo sát của báo giới cho thấy một số giá viện phí đề nghị cao hơn cả mức thu tại bệnh viện tư và khoa dịch vụ bệnh viện lớn!

Chính vì thế, ông Nguyễn Huy Quang đã đề nghị khi kết thúc cuộc họp: “Ý kiến của báo chí đã gợi mở cho chúng tôi một số nguyên tắc để hoàn thiện việc điều chỉnh mức thu. Nguyên tắc này đòi hỏi các yếu tố khoa học, thực tiễn, nhằm đảm bảo có mức giá thận trọng trước Nhà nước và nhân dân. Chúng tôi cũng phải nhìn toàn diện giá điều chỉnh như thế nào là hợp lý, phải điều chỉnh về mức phù hợp với những mức giá đã cao rồi, nhìn tổng thể về hiện trạng nằm ghép giường bệnh. Mức thu trong bệnh viện công phải thấp hơn bệnh viện tư mới là công bằng, vì tư nhân đã tính cả đầu tư xây dựng cơ bản vào viện phí và như thế mới đảm bảo thuyết phục, khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế”.

Chưa tính đúng tính đủ

Theo ông Nguyễn Huy Quang, đề nghị điều chỉnh viện phí lần này vẫn là thu một phần viện phí, chưa phải tính đúng tính đủ, do chưa tính chi phí xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị y tế... vào viện phí. Mức viện phí tính đúng tính đủ, bao gồm cả chi phí trực tiếp cho người bệnh (thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao...), nhiều chi phí khác đang được xây dựng trong nghị định về cơ chế tài chính trong bệnh viện công sắp trình Chính phủ.

Ông Phạm Lương Sơn, trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội VN, nói nên ủng hộ đề xuất điều chỉnh viện phí, vì mức thu hiện tại không đảm bảo cho bệnh viện vận hành theo tiêu chuẩn và chất lượng khám chữa bệnh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng tăng bao nhiêu so với hiện hành thì phải có nguyên tắc xác định cơ cấu giá.

Trong danh sách dịch vụ được đề nghị tăng giá lần này của Bộ Y tế, có dịch vụ được đề xuất tăng từ 30.000 đồng/lượt (giá tối đa) lên... 2 triệu đồng/lượt, tương đương tăng 70 lần (theo khảo sát của phóng viên).

Nếu theo lịch trình cũ, biểu giá viện phí này có thể sẽ được áp dụng từ tháng 9 tới, nhưng đến nay Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chưa hề có hội đồng thẩm định mức viện phí mới, chưa có căn cứ và các yếu tố để xác định mức viện phí mới một cách khoa học, chưa có giải pháp cho việc thu viện phí giường ghép, chưa có định mức số lượng bệnh nhân/phòng khám/ngày; chưa có hướng dẫn về hỗ trợ cùng chi trả viện phí cho người nghèo, người mắc bệnh mãn tính, trong khi còn tới 33 triệu người chưa có thẻ bảo hiểm y tế!

Gắn viện phí với chất lượng dịch vụ

Ông Phạm Lương Sơn nói: “Theo tôi, tiền giường bệnh như trên là phải mỗi người bệnh nằm một giường, có điều kiện trang thiết bị kèm theo, giường bệnh là giường chuyên dụng, phòng bệnh có tivi. Căn cứ tính giá cũng phải rõ ràng như các chi phí bao nhiêu, tiền duy tu bảo dưỡng bao nhiêu và phải gắn giá viện phí với lộ trình cải thiện chất lượng dịch vụ tương ứng. Quý 1-2010, quỹ bảo hiểm y tế có kết dư nhưng chưa bền vững, nếu viện phí thay đổi, rất có thể mức đóng bảo hiểm y tế cũng phải thay đổi, mặc dù mức đóng này mới tăng 50% từ 1-1-2010 (từ 3% lên 4,5% lương cơ bản)”.

LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên