* Qua các đợt giám sát của Quốc hội, ông thấy vấn đề án oan hiện nay đang ở mức độ nào?
- Có thể thấy rằng tỉ lệ oan sai ngày càng giảm. Trước đây, tỉ lệ án hình sự oan sai không phải nhỏ. Hiện nay số lượng án hình sự phải cải sửa là ít nhất trong các án. Án cải sửa nhiều nhất là án dân sự, kinh tế, hành chính. Đặc biệt là sau khi có quy định về bồi thường thiệt hại do quá trình hoạt động tố tụng hình sự gây ra thì các cơ quan tố tụng đã rất thận trọng, thậm chí quá thận trọng. Nhiều khi vì thế cũng bỏ lọt tội phạm.
* Một trong những nguyên nhân dẫn tới oan sai là do “trọng cung hơn trọng chứng”. Có tình trạng này, theo ông, có phải do năng lực của cơ quan điều tra yếu kém?
- Cơ quan điều tra của Việt Nam được xem là một trong những cơ quan điều tra giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Chúng tôi đã sang làm việc với FBI và thấy rõ ràng khả năng khám phá án của chúng ta rất giỏi, đặc biệt là những án về an ninh quốc gia, án giết người cướp của. Bởi vì công cuộc phòng chống tội phạm của chúng ta dựa vào nhân dân. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn cán bộ thiếu kinh nghiệm và năng lực, đặc biệt là các thế hệ chuyển giao. Sự thiếu kinh nghiệm dẫn tới việc không đánh giá tổng quát được các chứng cứ. Lời khai của nghi phạm chỉ là một trong những nguồn chứng cứ. Khi các nguồn chứng cứ trở thành hệ thống thống nhất thì mới luận tội được. Không thể đơn giản chỉ cần một lời khai là kết tội được người ta.
* Trở lại vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, ông cho rằng cơ quan nào phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót, bỏ lọt tội phạm?
- Mỗi sai lầm xảy ra thì tất cả các cấp đều phải xem lại trách nhiệm của mình. Cụ thể trong vụ này là năng lực yếu và trách nhiệm chưa cao. Cứ ỷ lại là án tại hồ sơ, cứ tin rằng các giai đoạn trước làm đúng rồi. Trong khi chứng cứ phải ăn khớp với nhau. Chỉ một việc nhỏ lệch ra ngoài thôi đã phải lật lại vụ án, làm lại từ đầu. Nếu cố tình cho qua đi thì nhất định sẽ có oan sai. Nếu thiếu chứng cứ, thẩm phán có quyền trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Cái này đã có quy định hết rồi, rất chặt chẽ, rất minh bạch.
Bài học rất lớn rút ra từ vụ này là bài học về thiết chế kiểm soát. Thủ trưởng cơ quan điều tra phải thường xuyên giám sát đánh giá hoạt động của điều tra viên. Tiếp đó thì có viện kiểm sát thường xuyên kiểm sát hoạt động của điều tra viên và thủ trưởng cơ quan điều tra. Sau đó trong quá trình thực hành quyền công tố thì ông công tố lại có kiểm soát lại. Tức là tất cả những thiết chế kiểm soát lẫn nhau phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Nếu buông lỏng việc này rất dễ dẫn đến sơ sót.
* Khi ra tòa, nhiều người khai là bị bức cung nhục hình - nhưng khó tìm bằng chứng. Trong khi ở nước ngoài vấn đề này giải quyết rất đơn giản chỉ bằng cách lắp camera tại phòng giam?
- Trong tố tụng hình sự của Việt Nam thì luật sư được tham gia từ ngay giai đoạn tạm giữ chứ chưa nói đến tạm giam, và trong quá trình hỏi cung thì luật sư cũng được tham gia. Hiện giờ trong các trại tạm giam, tạm giữ luôn có chỗ ngồi cho luật sư. Vấn đề ở đây là vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng phải được nâng cao. Vấn đề còn ở việc tổ chức thực hiện và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền của mình trong việc bảo vệ thân chủ. Cũng cần nói là bên công an, do nghiệp vụ nhiều khi cũng lo ngại thông cung nên không tạo điều kiện cho luật sư. Điều này phải được khắc phục.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tuyên huỷ hai bản án đối với ông Nguyễn Thanh ChấnTiếp tục làm rõ những sai sót trong vụ án ông ChấnMột ngày tù oan bồi thường 115.000 đồng?"Trách nhiệm là của Quốc hội, của tòa tối cao..."Phải xem xét khi có kêu oan liên tục Chủ tịch nước yêu cầu khẩn trương minh oan, đền bù
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận