17/03/2013 07:26 GMT+7

Bộ tư pháp: Kết luận về sai phạm của Đà Nẵng bảo đảm tính pháp lý

HỮU KHÁ - LÊ KIÊN
HỮU KHÁ - LÊ KIÊN

TT - Bộ Tư pháp vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan đến mặt pháp lý đối với một số nội dung kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có dư luận trái chiều.

Đà Nẵng: sai phạm đất đai hơn 3.400 tỉ đồngCông bố kết luận thanh tra đất đai tại Đà NẵngCông bố kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng: Báo chí không được tham dự

Theo đó, Bộ Tư pháp khẳng định tất cả nội dung Thanh tra Chính phủ kết luận là có cơ sở pháp lý. Tại kết luận thanh tra nêu: “UBND TP Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty (được TP giao quản lý và khai thác quỹ đất) ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư là trái với quy định của pháp luật”.

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp cho rằng theo quy định tại khoản 4 điều 5 Luật đất đai năm 2003 thì Nhà nước thực hiện việc trao quyền sử dụng đất thông qua các hình thức là giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất và việc giao đất được thực hiện bằng các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứ không phải bằng việc ký các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các bên có nhu cầu sử dụng đất.

Vì vậy, việc UBND TP Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư là trái pháp luật. Ngoài ra, việc UBND TP Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn vi phạm khoản 4 điều 37 Luật đất đai năm 2003, theo đó cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, không được phép ủy quyền cho người khác. Vì vậy, kết luận của Thanh tra Chính phủ là có cơ sở pháp lý.

Cũng theo Bộ Tư pháp, trong trường hợp chủ đầu tư muốn chuyển từ đất sản xuất, kinh doanh sang làm đất ở thì phải làm thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ trên cơ sở có sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và chủ đầu tư phải nộp số tiền chênh lệch giữa giá đất sản xuất, kinh doanh và giá đất ở.

Như vậy, trong trường hợp việc giao đất cho mục đích sản xuất, kinh doanh và thu tiền sử dụng đất với mục đích sản xuất, kinh doanh nhưng khi cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lại ghi thời hạn sử dụng lâu dài là không phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và gây thất thoát cho ngân sách. Do đó, kết luận trên của Thanh tra Chính phủ là có cơ sở pháp lý.

HỮU KHÁ - LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên