08/01/2013 06:45 GMT+7

Đất ở mấy chục năm, người khác được sổ đỏ

TÂM LỤA(ghi theo lời kể của bà Lê Thị Bích, thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội)
TÂM LỤA(ghi theo lời kể của bà Lê Thị Bích, thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội)

TT - Ngôi nhà tôi ở cùng bố mẹ nằm trên 375m² đất hiện đã xiêu vẹo lắm rồi. Bố mẹ mất, không để lại di chúc. Mấy chục năm qua, tôi sinh sống và thờ cúng ông bà trên phần đất ấy. UBND xã lại cấp sổ đỏ cho anh cả của tôi.

xvJdRX5U.jpgPhóng to

Bà Bích đứng trước căn nhà cũ, xiêu vẹo đang bị tranh chấp - Ảnh: T.L.

UBND xã: sẽ rà soát lại hồ sơ

Ông Lưu Xuân Quân (chủ tịch UBND xã Văn Khê) cho biết: “Khi duyệt thủ tục cấp sổ đỏ cho ông Lê Văn Tùng, chúng tôi căn cứ vào sổ mục kê đất của UBND xã lập năm 1986, trong đó ghi thửa đất nói trên đứng tên ông Tùng. Trước đó, ông Tùng đã có đơn kê khai xin cấp sổ đỏ, chính quyền xã xác nhận đất không có tranh chấp gì nên UBND huyện mới cấp sổ đỏ cho ông vào năm 2002”.

Về việc tại sao năm 1986 bà Múc vẫn còn sống mà sổ mục kê đất lại đứng tên ông Tùng, đất không phân chia theo thủ tục di sản thừa kế mà lại cấp cho một người, ông Quân cho biết: “Ở nhà quê thường thì con trai trưởng được đứng tên đất để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Chúng tôi chỉ làm việc theo hồ sơ đang quản lý tại xã. Nếu có sai sót thì chúng tôi phải rà soát lại hồ sơ từ năm 1986 và năm 2002 xem ai làm, sai sót ở đâu thì chúng tôi tính sau”.

Tôi năm nay đã 67 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời mà vẫn còn bị anh em tranh chấp nhà cửa. Căn nhà tôi đang ở do bố mẹ tôi là ông Lê Văn Bào (mất năm 1979) và bà Nguyễn Thị Múc (mất năm 1993) để lại. Bố mẹ tôi sinh được chín người con. Khi mất, ông bà không làm di chúc do nhà quê không hiểu pháp luật. Số tôi hẩm hiu không lấy được chồng, từ nhỏ đến giờ vẫn sống với bố mẹ. Khi còn sống, ông bà nói cho tôi mảnh đất này để làm nơi ăn chốn ở và thờ cúng tổ tiên.

Ở quê thường có tục lệ đất của bố mẹ sau này để lại cho con trai. Tôi biết vậy nên năm 1986 đã đưa cho anh em trai của tôi là ông Lê Văn Tùng và ông Lê Văn Xây 3 triệu đồng để mua đất của bố mẹ. Việc mua bán này ông Xây có viết giấy xác nhận nhưng bây giờ ông Tùng không công nhận.

Năm 2002, nghe xã có chủ trương, tôi đến UBND xã Văn Khê để làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mình thì mới biết phần đất tôi đang ở đã được cấp sổ đỏ cho ông Lê Văn Tùng. Năm năm nay tôi là hộ nghèo nên được miễn thuế, còn trước đó tôi đều nạp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Vậy mà UBND xã lại cấp sổ đỏ cho anh trai tôi trong khi tôi không hề biết gì. Trước giờ anh tôi có nhà và sinh sống ở chỗ khác.

Cậy có sổ đỏ, nên các con và cháu của anh tôi nhiều lần cho người sang đòi nhà, đào sân và lấp giếng của tôi. Nhiều lần anh em nội tộc tổ chức họp phân chia nhà đất, ủy ban xã cũng gọi lên hòa giải nhưng không thành. Các anh em con cháu trong họ đều xác nhận việc tôi đã đưa tiền mua đất cho hai anh em trai, nên cần giải quyết cho tôi 100m² để có chỗ ở lúc tuổi già. 275m² đất còn lại để làm chỗ thờ cúng tổ tiên. Thống nhất vậy nhưng rồi anh tôi không chịu thực hiện.

Nhiều lần tôi làm đơn khiếu nại việc UBND xã cấp sổ đỏ cho anh trai tôi, nhưng không được giải quyết. Tôi gửi đơn lên huyện, huyện trả lời đã nhận đơn, sẽ giải quyết trước ngày 10-12, nhưng giờ hết năm rồi vẫn không thấy đâu. Tôi vốn ít học, không hiểu biết pháp luật, giờ đã già chỉ mong được sống yên ổn trên phần đất của bố mẹ để lại. Nhưng việc đó khó quá. Trong gia đình không giải quyết được nên tôi mới phải báo cáo chính quyền, giờ chính quyền không giải quyết cho thì tôi không biết phải cầu cứu ở đâu.

Luật sư Phạm Văn Thạnh(Đoàn luật sư TP.HCM):

Nên khiếu nại lên Phòng tài nguyên - môi trường huyện

UBND xã cần phải thẩm tra lại hồ sơ xin cấp chủ quyền của ông Lê Văn Tùng và việc ông Tùng đứng tên trong sổ mục kê đất, vì năm 1986 bà Nguyễn Thị Múc vẫn còn sống

Bà Bích và các anh em trong gia đình nên làm đơn khiếu nại đến Phòng tài nguyên - môi trường, UBND huyện Mê Linh đề nghị thẩm tra lại hồ sơ và quy trình xin cấp chủ quyền của ông Tùng có đúng trình tự luật định. Nếu UBND huyện Mê Linh giải quyết không thỏa đáng thì bà Bích có quyền khởi kiện ra tòa án để đòi quyền lợi cho mình.

TÂM LỤA(ghi theo lời kể của bà Lê Thị Bích, thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên