Nguyên CSGT nhận hối lộ được tại ngoạiGia hạn tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 thángKết luận điều tra chưa thuyết phục
Phóng to |
Bên cạnh những bài điều tra chống tiêu cực, nhà báo Hoàng Khương còn có nhiều bài viết về thành tích, chiến công của ngành công an |
Vụ tiêu cực trong giải quyết xe vi phạm giao thông trên được khởi tố sau khi báo Tuổi Trẻ khởi đăng hai bài điều tra: “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” (ngày 5-7-2011) và “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép” (ngày 10-7-2011) do phóng viên Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương) thực hiện. Tuy nhiên, sau khi khởi tố bắt giam Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ đội cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh Công an Q.Bình Thạnh) và một số đối tượng có liên quan, cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt giam cả nhà báo Hoàng Khương vì cho rằng Hoàng Khương đã tham gia việc đưa hối lộ cho Huỳnh Minh Đức trong khi viết bài “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép”.
Cáo trạng của Viện KSND TP.HCM đã quyết định truy tố Huỳnh Minh Đức về tội “nhận hối lộ” theo khoản 2 điều 279 Bộ luật hình sự, Tôn Thất Hòa (giám đốc DNTN Duy Nguyên) về tội “làm môi giới hối lộ” theo khoản 2 điều 290 Bộ luật hình sự. Nhóm bị truy tố về tội “đưa hối lộ” gồm: Trần Anh Tuấn (phó giám đốc Công ty TNHH TMDVVT Tân Hải Phong - chủ ôtô đầu kéo gây tai nạn giao thông), Trần Minh Hòa (chủ xe gắn máy bị bắt giữ vì tham gia đua xe), Nguyễn Đức Đông Anh (em vợ Hoàng Khương, bạn của Trần Minh Hòa) và nhà báo Hoàng Khương.
Bản cáo trạng kết luận: Huỳnh Minh Đức đã lợi dụng nhiệm vụ được giao và quyền năng của mình nhận tổng cộng 18 triệu đồng để trả hai xe vi phạm: 3 triệu đồng để trả xe đầu kéo của Trần Anh Tuấn (bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”) và 15 triệu đồng để trả xe gắn máy của Trần Minh Hòa (bài “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép”) trái quy định. Hành vi của Huỳnh Minh Đức đã cấu thành tội “nhận hối lộ”.
Về nhà báo Hoàng Khương, mặc dù trong suốt quá trình điều tra, Hoàng Khương luôn cho rằng mình chỉ thực hiện các hoạt động tác nghiệp báo chí, lấy chứng cứ, tư liệu cho bài viết “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép”, nhưng theo Viện Kiểm sát, hành vi của Hoàng Khương cấu thành tội “đưa hối lộ”. Viện Kiểm sát cho rằng do nắm được mối quan hệ tiêu cực giữa Tôn Thất Hòa với Huỳnh Minh Đức trong việc giải quyết trả xe đầu kéo cho Anh Tuấn trước đó nên Hoàng Khương đã cùng Tôn Thất Hòa gợi ý và đưa tiền cho Đức (từ nguồn tiền mà Trần Minh Hòa đưa) để lấy xe của Trần Minh Hòa ra.
Cáo trạng cho rằng việc làm của nhà báo Hoàng Khương xuất phát từ lợi ích cá nhân, vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí đơn thuần. Theo cáo trạng, số tiền Hoàng Khương tham gia cùng với chủ xe Trần Minh Hòa và Nguyễn Đức Đông Anh đưa hối lộ cho Huỳnh Minh Đức là 15 triệu đồng. Nhà báo Hoàng Khương bị truy tố theo khoản 2 điều 289 Bộ luật hình sự.
Từ 6-13 năm tù Theo điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội “đưa hối lộ” thì khung hình phạt quy định đối với người phạm tội tại khoản 2 (số tiền đưa hối lộ từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng) là từ 6-13 năm tù. Khoản 2 điều 279 Bộ luật hình sự về tội “nhận hối lộ” quy định người nhận hối lộ với số tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì khung hình phạt được áp dụng là từ 7-15 năm tù. Theo khoản 2 điều 290 Bộ luật hình sự về tội “làm môi giới hối lộ”, khung hình phạt quy định đối với việc làm môi giới hối lộ số tiền trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng là từ 3-10 năm tù. |
Luật sư TRƯƠNG XUÂN TÁM (Ủy viên Hội đồng luật sư Toàn Quốc): Chưa thấu tình đạt lý Về khía cạnh pháp lý, chỉ có thể truy tố một người về hành vi đưa hối lộ nếu người đó dùng tiền, lợi ích vật chất để yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích cá nhân của mình (theo điều 289 Bộ luật hình sự). Ở vụ án này rõ ràng báo Tuổi Trẻ có kế hoạch và phân công phóng viên Hoàng Khương viết bài phản ánh một số tiêu cực trong giải quyết xe vi phạm của cảnh sát giao thông (mục đích công vụ rất tốt đẹp). Nhà báo Hoàng Khương cũng một mực khẳng định sự thật là mình chỉ đi tìm chứng cứ để chứng minh một cách sống động về đường dây tiêu cực này, sau khi đủ chứng cứ thì Hoàng Khương đã có hai bài viết trên báo. Vì thế, thật không “đạt lý” chút nào nếu cáo buộc Hoàng Khương đưa hối lộ. Lâu nay hiện tượng tiêu cực trong xã hội, trong đó có tiêu cực của ngành cảnh sát giao thông như mãi lộ, nhận hối lộ để trả xe vi phạm là có thật, dư luận đã từng nhiều lần lên tiếng về tình trạng này. Việc tiêu cực đã tồn tại từ trước đó chứ không phải do nhà báo dựng lên. Còn cái “thấu tình” ở đây là cái tình đời, là đạo lý ở đời mà đông đảo người dân cảm nhận và đồng tình, như vụ án bà Ba Sương (Nông trường Sông Hậu). Đối với nhà báo Hoàng Khương cũng vậy, việc sai sót của anh có chăng cũng chỉ cần rút kinh nghiệm, cần giao cho cơ quan chủ quản xử lý hành chính, cũng đủ mang lại bài học thấm thía cho các nhà báo và đáp ứng lòng mong đợi của đông đảo bạn đọc. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định cần phải luôn đạt được yêu cầu thấu tình đạt lý, vì có thế mới thuyết phục được xã hội, mới có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm, nếu không sẽ rất dễ bị phản tác dụng. Luật sư TRỊNH MINH TÂN (Đoàn luật sư TP.HCM): Nên miễn trách nhiệm hình sự Theo các thông tin trên báo chí, vụ án còn nhiều tình tiết cần phải làm rõ. Giả sử như hành vi của nhà báo Hoàng Khương có tham gia cùng chủ xe đưa tiền cho cảnh sát giao thông, có cấu thành tội “đưa hối lộ” nhưng sau khi sự việc đưa hối lộ xảy ra, nhà báo Hoàng Khương đã viết bài cho đăng báo. Khi thông tin do Hoàng Khương nêu trong các bài báo là xác thực (là cơ sở để cơ quan điều tra khởi tố vụ án này) thì đó là “tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” (quy định tại khoản 3 điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự). Cơ quan điều tra đã căn cứ vào “tin báo” để khởi tố vụ án hình sự thì phải coi đó là một dạng tố giác tội phạm theo quy định tại điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp này, nên miễn trách nhiệm hình sự cho nhà báo Hoàng Khương (căn cứ vào khoản 2 điều 25, khoản 6 điều 289 Bộ luật hình sự và điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự). |
Hiện nay luật sư đã được tiếp cận với toàn bộ hồ sơ vụ án, nên chúng tôi sẽ trình bày quan điểm pháp lý một cách chính thức đến các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để xem xét, giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật.
Điều duy nhất khiến tôi thật sự băn khoăn và lo lắng là bản cáo trạng chưa phản ánh được đầy đủ các chứng cứ và tình tiết thể hiện trong hồ sơ vụ án, tách rời hành vi khách quan với nhận thức chủ quan, không làm sáng tỏ được mục đích và động cơ của hành vi bị coi là tội phạm của nhà báo Hoàng Khương.
Sự thật là vụ án này được bắt đầu từ quyết định về việc lập hồ sơ giải quyết, xác minh nội dung về việc báo phản ánh, lập kế hoạch thanh tra xác minh ngay từ ngày 7-7-2011 của Công an Q.Bình Thạnh sau khi bài báo đầu tiên “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” của nhà báo Hoàng Khương được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 5-7-2011. Tiếp đó, ngày 11-7-2011 Công an Q.Bình Thạnh đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Huỳnh Minh Đức, sau khi bài báo thứ hai “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép” cũng của nhà báo Hoàng Khương được đăng ngày 10-7-2011. Vụ án hình sự “nhận hối lộ, môi giới hối lộ, đưa hối lộ” xảy ra tại Công an Q.Bình Thạnh được khởi tố từ tháng 10-2011 xuất phát điểm cũng từ hai bài báo nói trên của báo Tuổi Trẻ.
Do vậy, sự thật mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra, nhà báo Hoàng Khương từ chỗ là tác giả của hai bài báo được báo Tuổi Trẻ đăng tải công khai và là cơ sở cho việc tiến hành xác minh ban đầu, khởi tố điều tra vụ án này, nay đã trở thành bị can trong vụ án do chính mình là người phát hiện, đăng báo.
Điểm mấu chốt về tiến trình vụ án này, cũng như quá trình tác nghiệp báo chí để hình thành nên hai bài báo là cơ sở cho việc khởi tố một vụ án hình sự đã không được phản ánh trong kết luận điều tra và cáo trạng. Theo thiển ý của tôi, bản cáo trạng chưa phản ánh toàn diện kết quả của cuộc điều tra, thiếu những chứng cứ có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho quyết định truy tố như được quy định tại thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27-8-2010.
Bản cáo trạng mà chúng tôi nhận được từ nhà báo Hoàng Khương trong trại tạm giam đúng vào thời điểm ông Bộ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Trần Đại Quang phát biểu trên diễn đàn Quốc hội vào chiều 14-6-2012, mà mỗi lời của ông khiến tôi thấm thía và suy nghĩ rất nhiều về bối cảnh vụ án mà tôi đang phải đối diện. Truyền thông dẫn lời ông Quang nói: “Tôi kêu gọi cử tri cả nước và báo chí cung cấp thông tin về các trường hợp cảnh sát vi phạm, nghiêm cấm can thiệp vào các vụ vi phạm giao thông, không nên dùng tiền đưa cho cảnh sát nếu vi phạm. Nếu cảnh sát đòi hối lộ thì người dân kiên quyết tố cáo. Nếu có sự phối hợp, giúp đỡ của người dân, chắc chắn sẽ có sự chuyển biến trong lực lượng cảnh sát giao thông”.
Vâng, báo Tuổi Trẻ đã phản ánh, cơ quan công an đã vào cuộc và xác định có hành vi sai phạm, tiêu cực và kết quả của việc phản ánh công khai, cung cấp thông tin về trường hợp cảnh sát vi phạm lại là quyết định xử lý hình sự đối với một nhà báo như thế có phù hợp không?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Phan Trung Hoài nói sau khi được tống đạt cáo trạng, Hoàng Khương tỏ ra rất thất vọng và cho biết sẽ thông qua luật sư để đề đạt kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng về bản cáo trạng của Viện KSND TP.HCM. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận