29/03/2012 09:30 GMT+7

Làm dự án vì "yêu quê hương"

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TT - Ngày 28-3, trong phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN - Vinashin, hội đồng xét xử dành nhiều thời gian xét hỏi các bị cáo về dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định).

inydkH4n.jpgPhóng to
Bị cáo Phạm Thanh Bình trước tòa - Ảnh: TTXVN

Cáo trạng nêu dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng gây thiệt hại hơn 316 tỉ đồng.

Góp vốn bằng thương hiệu

Năm 2003, bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin) ký quyết định việc góp vốn thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh Vinashin (Công ty Hoàng Anh), trong đó Vinashin góp 51% cổ phần, các cổ đông khác góp 29% cổ phần, do bị cáo Nguyễn Văn Tuyên làm giám đốc. Đầu năm 2006, bị cáo Nguyễn Văn Tuyên muốn xây dựng một nhà máy nhiệt điện độc lập để cung cấp điện cho nhà máy thép và Khu công nghiệp Mỹ Trung (Nam Định), nên chủ động bàn bạc và thống nhất với bị cáo Nguyễn Tuấn Dương (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long) về việc đầu tư dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 110 MW.

Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Văn Tuyên cho biết gọi là “Vinashin góp 51% vốn cổ phần” nhưng thực tế Vinashin chưa góp đồng nào vào Công ty Hoàng Anh. Bị cáo Phạm Thanh Bình giải thích thêm: “Vinashin góp vốn bằng thương hiệu tương đương 30% vốn cổ phần, 21% còn lại sẽ góp trong ba năm”. Về mục đích thực hiện dự án, bị cáo Nguyễn Văn Tuyên nói: “Tôi là người yêu quê hương, vì Nam Định nghèo nên đó là động lực thôi thúc tôi làm dự án”.

Đi Hàn Quốc để xem xét máy móc cũ

Theo cáo trạng, năm 2006 bị cáo Nguyễn Tuấn Dương đã cử trưởng ban dự án Công ty Cửu Long Trần Đức Hưng đưa bị cáo Nguyễn Văn Tuyên đến Hàn Quốc xem xét số máy móc thiết bị điện cũ đã ký hợp đồng mua cho dự án. Sau khi đi Hàn Quốc về, Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Tuấn Dương trực tiếp báo cáo bị cáo Phạm Thanh Bình xin chủ trương thực hiện và được Phạm Thanh Bình đồng ý phương án đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, giao cho Công ty Hoàng Anh làm chủ đầu tư, Công ty Cửu Long làm tổng thầu dự án và chịu trách nhiệm kỹ thuật trong suốt quá trình xây lắp, vận hành nhà máy.

Cáo trạng nêu bị cáo Nguyễn Văn Tuyên - với tư cách là chủ đầu tư - biết rõ dự án không nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuẩn bị đầu tư và phê duyệt vẫn ký thỏa thuận chọn Công ty Cửu Long làm tổng thầu theo hình thức “chìa khóa trao tay”. Bị cáo Tuyên cũng không lập báo cáo đầu tư, không lập hồ sơ thiết kế cơ sở và thực hiện thủ tục thẩm định, khởi công xây dựng công trình khi chưa có giấy phép và chưa đủ điều kiện, lập hồ sơ mua bán thép khống để vay tiền trái phiếu quốc tế của Chính phủ và sử dụng sai mục đích...

Phiên tòa còn đang tiếp tục.

“Nói đúng cũng được, nói sai cũng được”

Theo cáo trạng, Công ty Hoàng Anh sử dụng tổng số tiền 233,151 tỉ đồng cho dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng. Trong đó chi phí tự thực hiện: 32,151 tỉ đồng, tiền đặt cọc và cho Công ty Cửu Long vay để thực hiện dự án là 201 tỉ đồng. Số tiền này Công ty Hoàng Anh vay ngắn hạn Tập đoàn Vinashin 199,151 tỉ đồng và

34 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế vay tại Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC). Trả lời về nguồn tiền Tập đoàn Vinashin cho Công ty Hoàng Anh vay, bị cáo Phạm Thanh Bình trả lời: “Lâu lắm rồi tôi cũng không nhớ”. Tiếp đó, bị cáo Bình cho biết việc cho vay là có lãi và như vậy thì “nói đúng cũng được, nói sai cũng được”.

V.V.THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên